NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 176

176

Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ

Thời đó, khi chúng ta phải chống quân Nguyên, đức Trần Hưng Đạo đặt ra
lối hát trống quân để quân lính mua vui với nhau.

Ông Văn Thôn, trong văn hóa Nguyệt San số 23 (trước đây), lại cho là tục hát
trống quân mới có từ đời vua Quang Trung, ông đã viết:

“Riêng về nước ta, vị anh hùng dân tộc Quang Trung cũng đánh dấu ngày
rằm tháng Tám bằng một cử chỉ không nhuốm vẻ hoang đường, đài các
nhưng vô cùng thiết thực mà nên thơ, muốn cho binh sĩ theo ngài đi đánh
đông dẹp bắc quên nỗi nhớ nhung quê hương, vua Quang Trung đã cho họ
trong các giờ nhàn rỗi, nhất là các đêm có gió mát trăng thanh, cùng nhau
hội họp, để vừa hát đối, một bên Nam, một bên giả Nữ, vừa đánh nhịp vào
một đường dây thép, căng trên một chiếc thùng rỗng ruột. Nhân dân thấy
hay và lạ đã bắt chước rồi áp dụng vào cuộc tiêu khiển vào ngày hội rằm
tháng Tám, mà gọi đó là tục “hát trống quân”...

Múa sư tử (múa lân)

Vào dịp Tết Trung Thu lại có tục múa Sư tử, còn gọi là múa Lân. Cứ bắt

đầu từ mồng bảy mồng tám trở ra, xưa kia, tại các đô thị cũng như ở vùng
quê những đám múa Lân được tổ chức, có đám hoàn toàn của người lớn, có
đám của riêng trẻ em. Người lớn thường chỉ họp đoàn múa Lân vào hai đêm
mười bốn và rằm, và trong những ngày này, các tư gia thường có treo giải
để các con Lân lấy. Giải thưởng bằng tiền treo trên cao, đám múa Lân phải
bắt thang mới chiếm được.

Các trẻ em múa Lân sớm hơn, các trẻ em tổ chức múa Lân để cùng nhau

mua vui, không có mục đích đi lấy giải, tuy nhiên nếu có ai yêu mến các em,
gọi các em lại treo giải, các em cũng xin lĩnh.

Đám múa Lân thường gồm có một người đội một chiếc đầu sư tử bằng

giấy và múa với những điệu bộ của con vật này, khi chồm lên, khi bò xuống.
Đầu sư tử có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo
điệu bộ của người múa Lân và theo nhịp trống của đám múa.

Có trống, có thanh la, có não bạt, có đèn sặc sỡ, có cờ ngũ sắc. Có người

cầm côn đi hộ vệ đầu Lân. Lại có người vác chiếc thang đi theo để khi cần
lĩnh giải thì người múa Lân sử dụng. Đám múa Lân đi trước, người lớn trẻ em

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.