NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 178

178

Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ

tích con Sư tử hay ăn người bị giết vào Tết Trung Thu, người ta có tục “múa
Sư tử”.

Qua các điều trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng Tết Trung Thu trước kia

là Tết của người lớn, nhưng đã dần biến thành Tết của thiếu nhi, và trong dịp
này, người lớn đặc biệt săn sóc tới các trò vui của trẻ em.

Nhân đó, các trẻ em côi cút, tàn tật, bệnh hoạn được các cơ quan từ thiện

đến tận nơi phân phát cho đồ chơi và quà bánh, nhất là đèn giấy và bánh
Trung Thu để các em kém may mắn này cũng có một Tết Trung Thu như các
em khác.

PHẦN X: TẾT TRÙNG CỬU

Tết Trùng Cửu nhằm ngày mồng chín tháng Chín.

Tháng Chín là tháng cuối của mùa Thu. Các văn nhân, thi sĩ xưa luyến tiếc

mùa Thu lên núi cao ngắm cảnh, do đó người xưa có câu “trùng cửu đăng
cao”.

Thực ra dân Việt Nam ít người ăn Tết Trùng Cửu, nếu có cũng chỉ là một

số rất ít ăn theo người Trung Hoa, tuy nhiên ta cũng cần tìm hiểu để rõ thêm.

Về nguồn gốc Tết Trùng Cửu, trong Việt Nam phong tục, ông Phan Kế

Bính viết:

“Nguyên về đời nhà Hán, có người Hoàn Cảnh theo học Phí Tràng Phòng.
Tràng Phòng một bữa bảo Hoàn Cảnh rằng: “Mồng chín tháng chín nhà anh
có nạn to, nên cho người nhà mỗi người may một cái túi lụa đựng hoa thù
du, buộc lên cánh tay rồi lên chỗ nào cao mà uống rượu, thì mới tiêu được
nạn ấy”.

Hoàn Cảnh theo lời thầy, quả nhiên bữa đó người không việc gì cả mà gà
chó ở nhà thì chết”.

Sự tích trên đây là nguồn gốc tục ăn Tết Trùng Cửu.

Tết này còn được gọi là Tết Trùng Dương. Người Trung Hoa, bắt chước gia
đình Hoàn Cảnh xưa, cứ đến ngày này, hái hoa thù du, lên núi uống rượu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.