179
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
Xưa văn nhân Việt Nam, ngày Trùng Cửu cũng rủ nhau lên núi uống rượu,
nhưng không hái hoa thù du. Uống rượu, ngắm cảnh rồi cùng nhau ngâm
vịnh.
Thực ra ở bên Tàu, trong dịp này, thiên hạ nô nức vui chơi, rủ nhau lên non,
lội suối, hái hoa. Họ tin tưởng những hoa hái trong ngày này, mang về thờ
tại nhà sẽ trừ được những tai họa bất ngờ.
PHẦN XI: TẾT CƠM MỚI
Lễ này cũng gọi là Thường Tân, nghĩa là lễ lấy phẩm vật đầu mùa mà tế thần
hoặc biếu người trên.
Mùa thu qua, tháng Mười tới, vụ gặt lúa mùa bắt đầu.
Người dân Việt Nam nhân dịp này, dùng lúa mới làm xôi thổi cơm dâng
cúng thần linh ở đỉnh đền, và ở trong nhà cũng làm lễ cúng gia tiên.
Sự cúng lễ này để bày tỏ sự tri ân và lòng kính trọng đối với thần linh đã
bảo vệ dân làng, cũng như ở trong nhà, con cháu có lúa mới nhớ đến tổ tiên,
làm lễ cúng tổ tiên.
Tháng mười cũng là mùa chim ngói, mùa đậu mới. Người ta cũng nhân lễ
Thường Tân mua quà biếu các bậc trên cũng như các bậc đã thi ân cho mình:
con cái biếu bố mẹ, chàng rể chưa cưới “sêu” bố mẹ vợ, học trò tết thầy, con
bệnh biếu ông lang v.v... Tất cả những sự biếu tết đều có như trường hợp tết
Đoan Ngọ vậy.
PHẦN XII: TẾT TRÙNG THẬP
Mồng mười tháng Mười là Tết Trùng Thập.
Tết này, theo tục lệ nhà Phật là lễ Hạ Nguyên để đối lại với lễ Thượng Nguyên
vào ngày rằm tháng Giêng.
Ngoài ra đây là Tết của các ông Thầy, bà Cốt và của các ông Lang. Họ ăn tết
rất linh đình.
Người dân cũng có ăn Tết, nhưng người ta thường chỉ sửa lễ cúng gia tiên,
và ở các nơi thờ tự công cộng thì cũng chỉ có cúng lễ với nghi thức đơn giản.