180
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
Ngày xưa, về vùng Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, người ta có ăn Tết này to lắm.
Người ta làm bánh dầy, nấu chè kho, cúng thần, cúng gia tiên rồi đem biếu
những người quen.
Nhiều nơi, người ta gộp lễ Thường Tân vào Tết này, và mọi sự biếu xén của
con bệnh đối với ông Lang, của con hương đệ tử đối với ông đồng, bà bóng
trong dịp lễ Thường Tân, thường chính là để biếu xén trong Tết Trùng Thập.
Xưa, dân chúng vùng Thanh Trì (Hà Nội) đặc biệt không ăn Tết Trùng Thập
vào ngày mồng mười tháng Mười lại để dành đến ngày 21 tháng Mười mới
ăn Tết. Mồng 10 tháng Mười công việc gặt hái dang dở, ngày 21, công việc
này đã hoàn thành, mọi người mới rảnh rang ăn Tết.
Nay không còn Tết này.
Phần XIII: LẠP TIẾT
Đây là buổi lễ cuối cùng của năm vào ngày mồng hai tháng Chạp.
Xưa, năm cũ sắp hết, chỉ còn non một tháng nữa bước sang năm mới. Dân
làng cáo yết thần linh với buổi cúng lễ cuối cùng ngày. Thường sự cúng lễ
theo nghi thức đơn giản, trừ những trường hợp đặc biệt mới có lễ tế. Ngày
nay không còn lễ này.
PHẦN XIV: Phụ lục CÁC MẪU VĂN CỔ KHẤN TRONG NHỮNG
NGÀY
TẾT
-
LỄ
CỔ
TRUYỀN
(Dưới đây là các mẫu văn cổ khấn trong những ngày Tết- Lễ của cha ông ta
ngày xưa, chúng tôi xin giới thiệu để các bạn tham khảo)
PHẦN MỞ ĐẦU VÀ PHẦN KẾT, CHUNG CHO VĂN KHẤN TRONG CÁC
NGÀY TẾT, LỄ
(Đối với bàn thờ chung cả gia thần và gia tiên thì khấn gia thần trước, gia tiên
sau. Nếu thờ gia thần ở bàn thờ riêng thì tách riêng ra hoặc thắp hương trước,
rồi khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên)