36
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
o
Hớt vía
Như trên đã nói, con người ta có hồn và vía.
Tục ta tin rằng, những đứa trẻ bất thần bị ngã, vía có thể xuất ra khỏi thể
xác, đứa trẻ có thể trở nên ngớ ngẩn và lúc ngủ thường hay giật mình.
Phải hớt vía của đứa trẻ để trả về cho nó.
Muốn hớt vía người ta dùng một quả trứng luộc, cắt làm bảy hoặc chín
miếng tùy theo con trai hay con gái rồi nắm bảy hay chín nắm cơm nho
nhỏ, mang tới chỗ đứa bé bị ngã, hú vía nó, trao cơm và trứng bảy hoặc
chín lượt. Sau đó mang cơm và trứng đó về cho đứa trẻ ăn. Đứa trẻ nhỏ
quá không ăn được, bố mẹ sẽ nhai mớm cho nó.
Đứa trẻ ăn cơm và trứng đó sẽ lấy lại được vía đã xuất ra và sẽ trở lại
bình thường.
o
Tàn hương nước thải
Nhiều khi đứa trẻ bị ốm, bố mẹ sau khi đã chạy chữa thuốc men không
khỏi thì cho là đứa trẻ bị thần thánh quở phạt hoặc tà ma ám ảnh. Như
vậy không phải là bệnh trần, thuốc men không thể chữa được.
Phải cầu cúng. Phải xem bói toán để biết đứa trẻ đã bị vị thần thánh
nào quở phạt, vi phạm vào đền miếu hay ma quỷ nào theo ám.
Quẻ bói đã cho biết tại sao đứa trẻ đau ốm rồi, bố mẹ phải đi cúng ở
các cửa đền cửa điện để tạ tội cho đứa trẻ, hoặc xin bùa phép trừ tà ma.
Cúng vái xong người ta lấy tàn hương hòa với nước thải, nghĩa là nước
lạnh đã dùng để cúng cho đứa trẻ uống.
Người ta cũng lại xin bùa dấu tại các đền điện mang về cho đứa trẻ
đeo. Có bùa đeo, tà ma trông thấy sẽ phải lánh xa.
Cũng có nhiều trường hợp đứa trẻ bị nóng sốt, cha mẹ chúng lấy trầu
cau đặt lên bàn thờ tổ tiên, đốt hương khấn vái để xin tổ tiên phù hộ cho
đứa nhỏ. Rồi tuần hương tàn, bố mẹ lại lấy tàn hương nước thải cho con
uống. Việc này bây giờ cũng ít diễn ra.
o
Áo dấu
Áo dấu là thứ áo may bằng vải có in dấu của các cửa đền, cửa điện,