34
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
tính xấu của người cho bú.
o
Lễ bán khoán
Trong các phương thuật để bảo vệ hài nhi, có tục bán khoán, nghĩa là
bán con cho Thần Phật, thường được các nhà hiếm muộn áp dụng, kể
cả ngay thời bây giờ nữa, nhất là khi đứa trẻ sinh vào những giờ khó
nuôi.
Con người trần có thể bị tà ma theo dõi ám ảnh, nhưng con Thần Phật
tà ma phải kiêng sợ.
Khi đã bán khoán rồi thì đứa trẻ là con nuôi vị Thần hoặc Phật tại các
điện chùa mà cha mẹ đứa trẻ đem bán khoán. Tờ khoán có mang kiềm
ấn của Thần hoặc Phật. Kể từ ngày bán khoán đứa trẻ sẽ theo họ Thần,
Phật. Bán cho cửa đền thờ đức Hưng Đạo Vương đứa trẻ mang họ Trần,
bán cho chùa, đứa trẻ lấy họ Màu.
Việc bán khoán có những lễ nghi riêng.
Trước hết, muốn bán khoán phải đợi cho đứa trẻ sinh được ba tháng
mười ngày, nghĩa là phải chờ đứa trẻ sạch hết những ô uế của lúc ra đời
và người mẹ cũng đã hết tuần chay gái đẻ, không còn những dơ dáy của
buổi lâm bồn nữa.
Khi đứa trẻ đã qua ba tháng mười ngày rồi, phải chọn một ngày tốt,
mang đồ lễ tới đền chùa. Ở đây sẵn có thầy cúng để nhờ viết một lá sớ
xin bán khoán đứa bé và một tờ khoán thành hai bản. Tờ khoán này cũng
như tờ văn tự bán con cho Thần, Phật, có dấu của đền chùa. Rồi cha mẹ
đứa bé phải lễ trước bàn thờ, trong khi thầy cúng đọc sớ.
Sớ đọc xong, được đem hóa. Một bản khoán lưu ở đền chùa, còn một
bản khoán cha mẹ đứa bé mang về. Kể từ ngày bán khoán, tuy trên thực
tế và giấy khai sinh đứa trẻ vẫn mang họ của cha, nhưng đối với thế giới
thần linh, đứa trẻ mang họ của Thần, Phật, và trong mọi sự cúng lễ khi
khấn cho đứa trẻ phải khấn theo họ của Thần, Phật.
Trên nguyên tắc, việc bán khoán có giá trị suốt đời nhưng khi đứa trẻ
quá 16 tuổi, bố mẹ có thể xin chuộc khoán được.