33
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
Thời kỳ trứng nước của em nhỏ là thời kỳ lo lắng nhiều nhất của cha
mẹ.
Có nhiều đứa trẻ đẻ phải giờ quan sát hoặc giờ kim xà thiết tỏa khó
nuôi, cha mẹ phải cúng đổi giờ. Nhà nào hiếm muộn, sợ khó nuôi con,
phải làm lễ bán khoán, nghĩa là bán con cho Thần Phật, nhờ Thần Phật
phù hộ cho đứa trẻ. Mỗi khi mang con đi đâu, sợ tà ma ám ảnh, người
ta bôi nhọ chảo lên trán đứa trẻ, hoặc cầm con dao, cái kéo, hai chiếc
đũa bảo vệ đứa trẻ.
Có nhiều đứa trẻ cứ đêm đêm là khóc, có đứa khóc suốt ba tháng
mười ngày, ta gọi là khóc dạ đề. Muốn chữa cho con khỏi khóc, phải
mượn một người khác họ lấy chiếc cọc chuồng lợn ném xuống gầm
giường.
Gặp người lạ vía dữ, dù ở ngoài cữ, đứa trẻ vẫn khóc, người ta cũng
đốt vía khi người lạ đi khỏi hoặc khi người lạ còn có mặt thì người ta lấy
bó lửa ném vào trước mặt người này cho đứa trẻ thôi khóc.
Có khi đứa trẻ ngủ lì không dậy, người ta xin vài cái tóc mai của người
khác họ phẩy vào miệng đứa trẻ cho nó thức tỉnh. Đứa trẻ hay trớ, người
ta lấy nước lòng đỏ cho uống. Đứa trẻ nấc, lấy ngọn lá trầu không dán
vào trán cho khỏi.
Con đau bụng khóc lắm, phải mượn người nhổ bão trên đầu mẹ, đặt
con nằm ép vào bụng mẹ; Con lên đậu, ngoài cửa ngõ treo một bó vàng
và trồng một cây lá ráy vào một chiếc nồi đất, hoặc cài một cành kinh
giới để giữ mệnh cho con; Con hắt hơi thì nói “sống lâu, trăm tuổi” để
cầu cho con thọ; Con hay ốm đau, nhờ người bế con chui qua chiếc quan
tài trong một đám tang người chết già để cho con khỏi bệnh, sống lâu;
Con mắc sài, mang con ra kéo lê chung quanh một mả mới để bỏ cái sài
lại nơi mả này.
Các phương thuật trên chỉ cốt bảo vệ cho đứa trẻ về phương diện vật
chất, nhưng cha mẹ lại thường bảo vệ cả tính nết của con nữa. Bởi vậy
khi đưa con cho người khác bế, người ta kiêng không đưa qua cửa sổ, e
lớn lên đứa trẻ sẽ ăn cắp ăn trộm, trèo tường, vượt cửa, cũng như lúc
cho con bú chực thường kén người tốt tính để con khỏi chịu ảnh hưởng