54
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
nghĩa của lễ này là có ý để đứa bé xin tổ tiên phù hộ cho được thông
minh sáng láng học hành tấn tới giỏi giang.
Sau khi lễ ở nhà rồi, người cha ăn mặc chỉnh tề dẫn đứa bé cũng ăn
mặc quần áo mới tới nhà ông đồ xin nhập môn, có người nhà đội mâm
đồ lễ gồm trà rượu, cau trầu và cũng có khi con gà đĩa xôi tùy theo gia
cảnh của học sinh.
Đạo thánh là đạo rộng, ông đồ không bao giờ từ chối học trò. Ông
làm lễ thánh, đây tức là đức Khổng Tử, tại bàn thờ riêng ở nhà, rồi ông
cũng cáo với gia tiên việc nhận thêm một môn sinh mới.
Sau đó đứa trẻ mới được học bài đầu tiên.
Có nhiều ông đồ cẩn thận, trong buổi khai tâm của đứa trẻ, các ông đã
dẫn đứa trẻ ra văn chỉ, tức là miếu thờ đức Khổng Tử ở trong làng để
làm lễ, rồi ông mới nhận cho đứa trẻ nhập môn.
o
Quãng đời mới của trẻ
Kể từ buổi lễ nhập môn, đứa trẻ đã là một môn sinh của ông đồ, và đã
là một cậu học trò, phải sống theo đời học trò, bị bó buộc theo một
khuôn khổ mới.
Từ đây cậu phải biết lễ phép để giữ với nghiêm sư cũng như đối với anh
trưởng tràng, người được ông chỉ định thay thế mình, đứng đầu lớp học
để dạy bảo các trò khác đỡ ông đồ và trông coi lớp học khi ông đồ đi
vắng.
Tiên học lễ, hậu học văn, học lễ phép trước rồi mới học văn bài. Lễ phép
không phải riêng ở lớp học, còn ở ngoài đường và ở nhà mình nữa.
Đứa trẻ hư, ông đồ mang tiếng.
Đứa trẻ cũng phải chăm chỉ học hành. Nếu nó lười biếng dốt nát cũng
lại tiếng tại ông đồ.
Để giữ cho đứa trẻ cũng phải chăm chỉ học hành. Nếu nó lười biếng dốt
nát cũng lại tiếng tại ông đồ.
Để giữ cho đứa trẻ khỏi hư thân lười biếng, luôn luôn ông đồ có ngọn
roi mây ở lớp học.