55
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn! Ông đồ khỏe đánh học trò cũng là
một ông đồ giỏi.
Đứa trẻ trước ngọn roi mây cũng phải ngoan ngoãn chăm chỉ.
Để giữ cho được sáng láng, có những điều đứa trẻ cần kiêng kỵ:
-
Không nên ăn quá no e lấp mề không học được.
-
Không nên ăn chân gà e run tay không viết được.
-
Không nên ăn cơm cháy hoặc những thịt thà của các con vật chết
e u tối trí tuệ.
-
Không được vứt giấy có chữ viết xuống đất, trông thấy người khác
vứt phải nhặt đốt đi hoặc đem thả theo dòng sông.
-
Không được gối đầu lên sách.
-
Phải kính trọng sách vở và chữ nghĩa.
o
Việc học hành trong thời kỳ Pháp thuộc
Việc học được tự do cho đến thời kỳ Pháp thuộc. Trong những năm
đầu, nền tảng cai trị của người Pháp chưa ổn định, họ còn không để ý
tới việc học của ta, nhưng chỉ sau ít lâu, họ nắm hết trong tay tổ chức về
giáo dục.
Họ lập các trường công và cấm không ai được dạy học tư nếu không
được phép của chính quyền. Tuy vậy, các lớp học của các ông đồ vẫn
tiếp tục mở, cho đến khi khoa cử của ta bị bãi bỏ để thay thế bằng khoa
cử mới của Pháp. Sau thời kỳ này, trong mỗi làng vẫn còn đôi ba lớp học
của một vài ông đồ, nhưng chỉ có những học trò nhỏ. Học chữ Hán hồi
đó chỉ cốt biết đọc biết viết, muốn tiến thân phải đổi sang học chữ quốc
ngữ và chữ Pháp.
Tuy cấm, song vẫn không ráo riết lắm, nên các ông đồ vẫn dạy học
cho đến khi không còn học trò nữa. Lúc đó, thay thế các ông đồ, tại các
làng có các cậu giáo, nghĩa là những người đã theo Tây học, nhưng
không đỗ đạt thành danh, bằng Cơ thủy cũng không có, đành về nhà gõ
đầu vài đứa trẻ ở xóm để sinh sống. Học trò theo học các cậu giáo thời
đó cũng như theo học các ông đồ về trước, và có nhiều gia đình cũng