67
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
bậc Ấu học, học sinh phải đi thi và bằng của bậc Ấu học vẫn gọi là bằng
Tuyển sinh như cũ.
Cần nói thêm là song song với các trường của chính quyền vẫn còn các
ông đồ dạy Hán tự cho các trẻ em ở các làng xã.
Tại các trường Phủ, Huyện dạy chương trình bậc Tiểu học. Các học sinh có
bằng Tuyển sinh được theo học các trường này. Chương trình vẫn dạy Hán
tự kèm thêm quốc ngữ nhưng học rộng hơn. Ngoài Tứ thư, Ngũ kinh có dạy
thêm Nam sử, và những giờ dạy chữ Pháp tình nguyện.
Học hết bậc tiểu học, học sinh được thi bằng Tiểu học vẫn gọi là bằng
Khóa sinh.
Các khóa sinh theo học lên bậc Trung học tại các trường Tỉnh do các Đốc
học điều khiển. Vẫn dạy chữ Hán và chữ quốc ngữ nhưng có Pháp văn bắt
buộc. Học hết bậc này các khóa sinh thi kỳ thi Thí sinh.
Ngoài ba bậc học trên, người Pháp có mở thêm các trường khác sau đây:
-
Trường Hậu bổ ở Huế và trường Sĩ hoạn ở Hà Nội để đào tạo các quan
lại hành chính và học chính. Các Thí sinh được tuyển theo học các trường
này.
-
Trường Quốc học ở Huế và trường Bảo hộ ở Hà Nội để dạy chữ Pháp và
để đào tạo các công chức cho các công sở Pháp.
Lại phải kể thêm các trường Tiểu học Pháp Việt được mở tại các tỉnh song
song với các trường dạy chữ Hán để học sinh học chữ Pháp và chữ Việt bắt
buộc có dạy thêm chữ Hán. Học hết chương trình Tiểu học Pháp Việt, các
học sinh qua kỳ thi bằng Cơ thủy, sau gọi là bằng Tiểu học Pháp Việt. Đậu
bằng Cơ Thủy, học sinh được dự tuyển vào trường Quốc Học hoặc Bảo Hộ
cùng các Thí sinh chương trình Hán học.
Hán học và Pháp Việt đi đôi như vậy trong một thời gian, rồi vì sự ứng dụng
với đời, nền Pháp Việt học tồn tại mà loại hẳn nền Hán học.
Lúc này người Pháp mới áp dụng chính thức nghị định tổ chức việc giáo dục
của toàn quyền Đông Dương ký ngày 21 tháng 12 năm 1917.
Việc học được phân chia rõ rệt: