68
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
-
Bậc Tiểu Học với ba cấp Sơ học, Tiểu học và Cao đẳng Tiểu học.
-
Bậc Trung học.
-
Bậc Đại học.
-
Công nghệ học.
Bắt đầu bậc tiểu học là cấp Sơ học, với văn bằng Sơ học yếu lược, rồi đến cấp
Tiểu học với bằng Sơ học Pháp Việt hoặc Cơ Thủy. Cao nhất bậc Tiểu học là
cấp Cao đẳng tiểu học với bằng Thành chung còn gọi là bằng Cao đẳng Tiểu
học.
Trên cấp Cao đẳng tiểu học là bậc Trung học, hạn học là ba năm, thi bằng Tú
tài bản xứ (Brevet de capacité épuivalent au Baccalauéat métropolitain) để
phân biệt với bằng Tú Tài Pháp của chương trình học Pháp.
Bằng Tú Tài bản xứ có 2 phần, Tú Tài I và Tú Tài II, chương trình dạy bằng
Pháp ngữ, có Việt ngữ kể là một ngoại ngữ.
Các học sinh đậu xong cả hai phần Tú Tài được vào Đại Học.
Đại học mở tại Việt Nam từ năm 1919, lúc đầu chỉ là những trường Cao
đẳng để đào tạo các nhân viên chuyên môn cho chính quyền thống trị. Về
sau mới mở các trường Luật Khoa, Y Khoa và Dược Khoa.
Mãi tới năm 1938 mới có mở thêm các trường Nông Lâm và Công Chính.
Sau đó mới có trường Khoa Học.
Cùng với việc học chữ, người Pháp có mở các trường Công nghệ thực hành
tại các thủ phủ, hoặc ở một vài tỉnh lớn gọi là trường Bách Nghệ nhằm đào
tạo một số thợ thuyền chuyên môn.
Trong lúc nền học bản xứ được tổ chức như vậy, người Pháp vẫn có một
nền học Pháp riêng cho trẻ Pháp học, nhưng một số các trẻ Việt cũng xin
được vào học các trường này, có đủ các bậc từ Tiểu học đến hết bậc Trung
học với bằng Tú Tài. Các trường Pháp này, mặc dầu người Pháp đã rút khỏi
Việt Nam từ năm 1954, nhưng vẫn còn tồn tại hoàn toàn cho tới năm 1967,
là năm bắt đầu các lớp tiểu học Pháp bị bãi bỏ đối với trẻ con Việt Nam, và
dần dần từ năm 1968 các lớp trên sẽ được bãi dần bắt đầu từ năm đầu tiên
của bậc Trung học tương đương với lớp Đệ thất của các trường Việt Nam.