69
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
Xưa cũng như nay, bậc làm cha mẹ, ai cũng muốn cho con hay và gây
dựng cho con nên người, nhất là mong cho con trở thành những người có
địa vị, có học thức, bởi vậy ai cũng muốn cho con cái đi học cho đến lúc
thành tài. Đứa trẻ phải phá ngang chỉ vì chúng quá dốt kém, hoặc vì hoàn
cảnh gia đình bắt buộc, nhưng dù có phá ngang thì bố mẹ cũng cho đứa trẻ
đi học nghề hoặc tập tành làm ăn buôn bán.
o
Tập nghề
Ta có câu: Ruộng tứ bề không bằng nghề trong tay.
Và sách cũng có chữ rằng:
Vạn khoảnh lương điền,
Bất như bạc nghệ.
Qua mấy câu trên, ta thấy rằng dân ta nếu trọng văn học, nếu nhiều người
theo đòi nghiệp bút nghiên, không phải ta rẻ khinh những nghề nghiệp khác.
Cha mẹ gây dựng cho con, nếu không thể cho con học hành đến nơi đến
chốn tất phải nghĩ đến việc cho con tập lấy một nghề, mai sau làm kế sinh
nhai.
Nước ta xưa không có trường dạy nghề, nhưng các người thợ đều nhận các
trẻ tập việc để có người giúp đỡ trong những công việc vặt.
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, ta chỉ cốt cho con cái học nghề, không nề hà
đó là nghề vất vả nhiều hay ít, và dù con cái có bị cực nhọc thì chính nhờ sự
cực nhọc chúng sẽ nên người.
o
Nghề nghiệp tại nước ta
Nghề nghiệp tại nước ta có thể xếp theo tứ dân là Sĩ, Nông, Công, Thương,
nhưng trong mỗi hạng đều phân ra nhiều ngành khác nhau.
Sĩ thì có Nho, Lý, Số. Những người theo học nghiệp văn cho đến thành
đạt, đỗ ông Nghè, ông Cống đứng đầu hàng Nho, rồi đến các ông đồ dạy
trẻ. Cũng phải xếp vào hàng Nho các ông Khóa, ông Tú làm nghề bán chữ
không phải bằng cách dạy trẻ mà bằng cách nghĩ và viết những bức trướng
đối, những bài văn viếng, văn tế, văn mừng, văn chúc v.v... và cả chính những