72
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
Trừ những nghề trong hạng sĩ, đứa nhỏ cần phải có học hành chữ nghĩa ít
nhiều, còn các nghề khác, sự biết chữ không cần thiết.
Ngày xưa thợ thuyền ta thường hợp thành từng nhóm muốn cho con học
nghề gì, bố mẹ phải nhờ người đứng đầu một nhóm thợ nhận ra.
o
Phó cả
Đứng đầu một nhóm thợ là ông phó cả. Người này điều khiển toàn thể
nhóm thợ và có quyền nhận các phó nhỏ, tức là các trẻ em tới xin tập việc để
học nghề. Ông phó cả phải lo nhận công việc cho cả toán thợ làm. Giúp việc
ông phó cả có các ông phó hai, phó ba... Những đứa trẻ tới tập việc đều gọi
là phó nhỏ. Lúc đầu các phó nhỏ làm những công việc lặt vặt, và kể từ khi
bắt đầu đi tập việc là các phó nhỏ đã được ông phó cả nuôi ăn. Khi các phó
nhỏ, đã biết nghề, các phó cả có thể tùy tiện trả cho ít nhiều tiền công.
Những nhóm thợ thường ít khi có cửa hàng như ngày nay. Họ đi tìm kiếm
công việc tại các nhà trong làng. Mỗi khi trong làng, hoặc các làng lân cận
có công việc cần làm, họ phải đi tìm các ông phó cả.
Ai đã từng ở vùng quê chắc hẳn thấy từng nhóm thợ mộc, từng nhóm thợ
hồ dắt nhau đến các nhà lĩnh việc. Các nghề khác cũng vậy, có nhóm thợ đất
đi nhận đào ao, đào móng, có nhóm thợ xẻ đi nhận xẻ gỗ v.v...
Cũng có nghề cần phải có cửa hàng nhất định như thợ chạm, thợ sơn, thợ
may... Tuy vậy, vẫn có các ông phó cả và các ông phó phụ, và những người
tập việc vẫn được gọi là phó nhỏ.
o
Học nghề buôn bán
Nghề buôn bán theo ta là một nghề dễ làm giàu. Ta có câu phi thương
bất phú nghĩa là không có buôn bán thì không giàu được.
Các nhà buôn thường truyền nghề cho con, nhưng cũng có nhiều nhà
buôn nhận con các bạn hữu tới học tập nghề buôn bán. Trong thời gian học
nghề này, đứa trẻ phải làm hết mọi công việc như kẻ ăn người ở và phải chịu
mọi sự vất vả để tìm hiểu công việc làm ăn buôn bán, từ bán lẻ đến bán buôn,
từ mua cao bán hạ đến mua xa bán gần, v.v...
Xưa nước ta ít có các bậc đại thương gia, việc buôn bán lớn thường ở
trong tay người Trung Quốc, ta chỉ có nghề buôn lẻ, và do đó việc buôn bán