NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 74

74

Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ

chủ nợ thuê đi đòi nợ một người nào, đến nằm ỳ ở nhà người này như bố
mẹ già người ta, lại hạch ăn hạch uống, nhà con nợ có cái gì cũng lấy. Hành
động của người khách nợ là hành động vô nhân đạo vì người con nợ nghèo
túng đã không có gì còn bị bọn khách nợ bóc lột ăn bám, mà chúng làm
công việc này chính chỉ vì bọn chủ nợ.

Phần III: LÀM NHÀ CỬA

Tục ngữ ta có câu: Sống nhờ nhà, chết nhờ mồ.

Sống phải có nhà ở cũng như chết phải có mồ chôn. Vấn đề nhà ở là một
vấn đề quan trọng đối với dân ta. Một gia đình phải có ít nhất một ngôi nhà
để ông bà, cha mẹ, anh em, con cái ở. Sống vô gia cư, sống không có nhà ở,
là một điều bất hạnh cũng giống như tử vô địa táng.

Những cặp vợ chồng trẻ, ngay từ khi mới lấy nhau, tuy ở chung với cha mẹ,
nếu không là con trưởng, cặp nào cũng nghĩ đến một ngôi nhà riêng của
mình.

Một ngôi nhà với một tấm lòng vàng, bất cứ ai bắt đầu xây tổ uyên ương mà
không mong ước như vậy.

Ngôi nhà liên quan mật thiết tới đời sống con người. Người bạ đâu là nhà,
ngả đâu là giường,
sống không có một thước đất cắm dùi là người rất đáng
thương hại trong xã hội ta.

Nghèo đến đâu, người bần cùng lắm cũng phải có một túp lều để ở, dù

đấy chỉ là túp lều tranh vách đất. Ban ngày đi xa về gần, muốn làm lụng công
việc gì thì làm, tối cũng phải có nơi để trở về quây quần với gia đình, để nghỉ
ngơi lúc đêm hôm.

Có một ngôi nhà, nhưng một ngôi nhà thường được kén chọn, xây cất

qua biết bao tục lệ.

o

Kén đất chọn hướng

Tục lệ ta tin về phong thủy không những chỉ chi phối việc để mồ mả mà

còn chi phối cả về việc xây cất nhà cửa nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.