NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 81

81

Thực hiện ebook:

HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG

www.hocthuatphuongdong.vn

o

Cổng ngõ

Nhà phải có cổng ngõ ra vào. Nhà không cổng thông thống trông vào.

Cổng có kiến trúc riêng và thay đổi tùy theo nhà ngói hay nhà tranh. Người
xưa rất chú trọng tới việc xây cổng ngõ như mặt của ngôi nhà.

Lối làm nhà của ta chịu ảnh hưởng của người Trung Quốc, và khi ta làm

nhà, ta thường theo phương pháp của vị tổ sư nghề thợ mộc xưa là Lỗ Ban.
Phương pháp này có mấy điểm đặc biệt về cổng ngõ.

1.

Ván cửa nhiều kẽ hoặc bị thủng bất lợi: tiền của trong nhà ra đi. Phải sửa
chữa lại cho kín đáo để tránh sự bần hàn;

2.

Vách thủng hư, ngói rơi rớt, trong nhà thường không vui;

3.

Vách bên phải mỏng, vách bên trái dày, thay đổi vợ chồng, nhà gặp kiện
tụng. Bên phải dày, bên trái mỏng, con cái sẽ mồ côi bần khổ. Hai bên
vách cổng phải đều nhau;

4.

Cửa ngõ cao hơn nhà chính, đời sau tuyệt tự; cửa cao hơn vách, người hay
có việc buồn.

Qua mấy điểm đặc biệt về cổng ngõ của phương pháp Lỗ Ban, ta thấy vị

tổ sư của nghề thợ mộc đã áp dụng thuyết tam vật đồng thể của phương
Đông.

Cổng ngõ hư thủng do người bên trong không để tâm săn sóc gìn giữ,

như vậy trộm cướp có thể dòm ngó. Người bên trong đây gồm cả cha mẹ
lẫn con cái, đều chỉ lo ăn chơi, không nghĩ gì đến nhà cửa, như vậy của cải
trong nhà chẳng ra đi sao được?

Vách cửa lệch lạc tức là tâm người không chỉnh, dễ có sự đổi thay, và dễ

sinh tà ác để phải đi tới chốn tụng đình.

Cửa cao hơn nhà, con người có tâm kiêu ngạo, hay khoe khoang, coi

thường bên trong. Ăn ở như vậy, ai có thể sống chung nổi, nạn tuyệt hậu do
đó mà ra.

Cửa cao hơn vách là chuộng xa hoa, kiêu sa thường đưa tới hậu quả đau

buồn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.