80
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
cửa lùa, cửa xếp, mỗi lần mở thì treo mành mành. Có khi có cửa liếp, ban
ngày chống cao lên, tối hạ xuống. Hoặc nếu có che bằng dại, tấm dại này
ban ngày cũng đẩy sang bên, tối mới đóng vào.
Gian giữa nhà là nơi tiếp khách, có kê một bộ trường kỷ ngay trước bàn
thờ, có khi giữa bộ trường kỷ và bàn thờ có thêm chiếc sập.
Nhà ít nhất có ba gian, số gian nhà bao giờ cũng là số lẻ, tục ta tin nếu
gian nhà số chẵn sẽ có một gian ở không tốt. Nhà ba gian thường có thêm
hai chái.
Ở hai bên bàn thờ tổ tiên, có khi có kê những bàn thờ khác: bàn thờ Thổ
Công, Thánh Sư, Bà Cô, Ông Mãnh v.v... Trước những bàn thờ này thường có
những bộ phản hoặc ghế ngựa, nơi ban ngày người nhà ngồi chơi, trò
chuyện, ban đêm dùng làm chỗ ngủ cho đàn ông, và đấy cũng là nơi họ hàng
ngồi ăn uống những khi giỗ chạp.
Ba gian nhà giữa, khi là nhà năm gian, thường có vách tường ngăn cách với
hai gian đầu thường là buồng ngủ hoặc là nơi chứa đồ đạc thóc lúa.
Ở hai chái hai đầu, thường dùng đặt cối xay lúa, cối giã gạo hoặc là nơi để
cất những nông cụ ban đêm.
Trước nhà có một mái hiên, có khi chạy suốt cả mấy gian, có khi chỉ che ba
gian nhà chính. Nhiều nhà thay mái hiên bằng một giàn hoa, thường là hoa
lý vừa thơm vừa mát, cũng có khi là giàn hoa ớt, màu đỏ vàng rực rỡ.
Những nhà gạch, hoặc những nhà tre khi xây hoặc đắp tường thường có đào
móng để giữ cho vững. Tục ngữ có câu: Nhà không móng như bóng không
người
Nhà phải có móng thì tường mới chắc.
Cũng nên nói thêm, nhiều nhà thường có vườn hoa ở đằng trước, còn vườn
đằng sau thường trồng cây ăn quả hoặc trồng rau:
Nhà anh có dãy vườn hoa,
Có thêm dãy nhãn với ba dãy dừa.