84
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
mộ, dù có đào sâu chôn chặt, cũng có thể xông lên ít nhiều, gây bệnh tật cho
những người ở chung quanh được.
Một thí dụ nữa, trước nhà có núi non, nhà đủ ăn và thanh nhàn. Cảnh
tưởng phóng khoáng của núi non, mang lại cho con người một tâm hồn thư
thái, khi tâm hồn thư thái, con người trở nên khoáng đạt và như vậy, dù ở
hoàn cảnh nào mà chẳng tự thấy thanh nhàn và đủ ăn. Hơn nữa sự cao rộng
của núi non cũng giúp con người thêm sáng suốt và do đó sự kiếm ăn với
đầu óc sáng suốt sẽ dễ có kết quả hơn.
Ở đây chỉ nêu ra vài thí dụ, chính ra ở mỗi điểm, khi ta suy xét ta đều thấy
cái lý của người xưa.
o
Những kiểu nhà
Nếu căn cứ vào những nhà ngày nay ở tỉnh thành để nói đến những nhà
ngày xưa, ta sẽ có rất nhiều sự sai lầm, vì hai lối kiến trúc khác hẳn nhau, vì
hoàn cảnh địa thế cũng như vì nếp sống xã hội.
Cho tới trước đại chiến thứ hai, năm 1939, các kiểu nhà của ta ở vùng quê
vẫn giữ nguyên nếp cũ của những thế kỷ trước. Và, cho tới ngày nay, ở những
vùng không có ngọn lửa chiến tranh tàn phá, những ngôi nhà vẫn là những
ngôi nhà kiểu xưa.
Kiểu nhà cổ nhất của Việt Nam có bốn mái: hai mái chính và hai mái đầu
hồi, che hai chái.
Cũng vào loại kiểu cổ, là nhà xây dựng theo kiểu hai mái bịt đốc không
chái.
Nhà bốn mái và hai mái đều là những kiểu nhà có từ lâu lắm, theo các nhà
khảo cổ thì từ thế kỷ thứ ba, thứ tư ở miền Bắc, căn cứ theo những nhà nhỏ
bằng đất nung đào được tại các ngôi mộ cổ Vĩnh Yên (làng Lạc Ý), ở Bắc Ninh
(làng Nghi Vệ) và ở Thanh Hóa (Đông Sơn).
Kiểu nhà thay đổi tùy theo địa phương và cũng tùy địa vị xã hội của chủ
nhân.
Tại miền Bắc nhà làm ba gian hoặc năm gian theo kiểu chữ Đinh. ở miền
Trung, nhà cũng theo kiểu chữ Đinh, lại còn có nhà Vuông, nhà Rương.