86
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
vụ danh vọng được vinh dự mời đặt viên đá hoặc viên gạch này. Đá hoặc
gạch xây xuống dưới đất, trái hẳn lễ cất nóc của ta.
Khi làm lễ cất nóc, chủ nhà nhờ người xem ngày, kén giờ, và chọn được
ngày giờ tốt lễ mới cử hành.
Trước lễ cất nóc, sườn nhà đã được dựng và có khi tường cũng đã được
xây rồi.
Đúng ngày giờ kén chọn, người ta bắc đòn chính của nóc nhà lên đỉnh
sườn nhà. Một miếng vải đỏ có đề ngày tháng cử lễ và mấy chữ Khương Thái
Công tại thử, nghĩa là Ông Khương Thái Công ở đây, được treo vào chiếc đòn
chính này. Cũng có nhà thay vì miếng vải đỏ này, người ta dán vào đòn chính
một lá bùa bát quái hoặc treo vào đó một quyển lịch Trung Quốc, hoặc quyển
lịch của triều đình càng tốt. Miếng vải, lá bùa hoặc quyển lịch đều cốt để trừ
ma quỷ.
Lễ cất nóc có thầy pháp tới cúng. Chủ nhân cũng làm lễ cáo gia tiên. Lễ
xong có đốt pháo. Tiếng pháo biểu lộ sự vui mừng và cũng đuổi được tà ma.
Lễ xong là bữa ăn uống, có mời bà con họ hàng.
Lễ cất nóc chỉ cử hành cho ngôi nhà chính, mà ít ai làm lễ này cho những
ngôi nhà phụ.
Ngày nay, người ta vẫn làm lễ cất nóc, nhưng người ta cũng cử hành cả lễ
đặt viên đá đầu tiên nữa. Phải chăng vì có nhiều nhà mái bằng không có nóc,
ở vùng quê lễ cất nóc vẫn được tôn trọng.
o
Cách xếp đặt trong nhà
Bàn thờ gia tiên kê ở giữa nhà. Hai bên, tại nhiều gia đình là bàn thờ Thổ
Công, bàn thờ Thánh Sư, v.v...
Trước bàn thờ gia tiên là nơi gia trưởng tiếp khách, hoặc hàng ngày uống
trà, ngâm thơ.
Ở nơi hai bên có kê các bộ ghế ngựa hoặc phản. Con cháu tiếp khách ở
hai bên này.
Ở căn nhà chính này, trừ ngày giỗ tết, đàn bà con gái không được bén
mảng tới. Đàn bà tiếp khách ở nhà ngang hoặc ở buồng riêng.