NẾP CŨ - TIẾT THÁO MỘT THỜI - Trang 139

Toan Ánh

138

Rất nhiều nhân sĩ địa phương hưởng ứng và giúp đỡ ông

như Quản Thứ, Quản Thành, Đội Chín, Quản Câu, Xã Lý,
Bà Điều, Bà Đỏ... Nhờ sự hưởng ứng và giúp đỡ này, ông đã
có một thế lực đáng kể. Ông quyết định đánh đồn Kiên Giang
vào đêm hôm 16-6-1866 và đã chiếm được đồn một cách dễ
dàng. Trong trận này, nghĩa quân giết được 5 võ quan và 67
lính giặc, đoạt được 100 khẩu súng và nhiều đạn dược.

Ông giao đồn cho Lâm Quang Ký trấn giữ và rút về núi Sập.
Ngày 18 tháng 8 năm 1866, bộ chỉ huy Pháp tại Mỹ Tho

được tin Kiên Giang thất thủ. Bọn chúng rất lấy làm kinh ngạc,
vì đồn Kiên Giang rất kiên cố. Chúng ra lệnh cho Thiếu tá
Ausert từ Vĩnh Long đem toàn lực về tái chiếm Kiên Giang.
Cùng đi theo bọn quân Pháp có hai tên Việt gian Trần Bá
Lộc và Đỗ Hữu Phương.

Bọn Pháp đến Long Xuyên rồi theo kinh núi Sập tiến vào

Kiên Giang.

Ông Nguyễn Trung Trực đoán trước được đường tiến quân

của địch, đã huy động dân chúng đắp đập cản nước sông,
nhưng thế địch mạnh chúng tiến qua được núi Sập và vào
được Sóc Suông. Ông vội vã về Kiên Giang lo việc chống
cự, nhưng thất bại, lại phải rút lui về Hòn Chông.

Tái chiếm xong Kiên Giang, bọn giặc đuổi theo ông tới

Hòn Chông; ông phải rút quân về Phú Quốc, nơi đây có nghĩa
quân của ông Quản Thứ. Ông bàn với ông Quản Thứ định
ngày tiến đánh Hà Tiên. Quân Pháp lại đuổi theo, ông rút
quân về cửa Cạn (Phú Quốc) lập chiến khu.

Quân Pháp, được tuần dương hạm Groenland tăng cường,

tuần thám đảo Phú Quốc vào ngày 19-9-1868.

Sau đó, tên Việt gian Huỳnh Công Tấn được Pháp phong

chức lãnh binh dẫn giặc tới tấn công căn cứ của nghĩa quân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.