155
Tinh thần trọng nghĩa phương Đông
muốn gánh vác việc quốc gia phải có tài và sách vở chính là
những dụng cụ hun đúc tài năng.
Năm Nhâm Tý (1912), thi kỳ khảo hạch, ông đỗ đầu xứ,
tức là đỗ đầu trong những sĩ tử toàn tỉnh được chọn lọc dự kỳ
thi Hương, do đó người ta gọi tắt ông là Xứ Nhu.
Đỗ đầu xứ, nhưng khi dự kỳ thi Hương năm đó ở Nam Định,
ông đã bay kinh nghĩa, nghĩa là hỏng ngay từ kỳ đệ nhất.
Hỏng kỳ thi này, ông không trở về nhà mà đi thẳng sang
Quảng Tây với ý muốn tham dự vào cuộc khởi binh của
học sinh Đông du đang sửa soạn ở biên giới Trung Hoa.
Cuộc khởi binh đã không thành, ông buồn rầu trở lại cố
hương trong lòng càng mang nặng hơn chí muốn diệt thù
cứu nước.
Ông bỏ hẳn khoa cử, tính chuyện lấy máu sắt rửa hận non
sông.
Để che mắt giặc Pháp cũng như lũ chó săn tay sai và bọn
quan lại vong bản, ông mở lớp dạy học ở ngay trong nhà.
Dựa vào việc dạy học, ông rèn đúc tinh thần ái quốc cho học
sinh và thỉnh thoảng ông lại cùng các đồng chí hội họp để
tính việc lớn.
Tại ngay lớp học, ông có treo câu đối:
Chúng tộc giang sơn, ngô đảng sự.
Thánh hiền hào kiệt thế gian sư.
Nghĩa là:
Nòi giống non sông việc ngô đảng,
Thánh hiền hào kiệt thầy thế gian.
(1)
1 Cố Nhi Tân - Nguyễn Thái Học, tủ sách Tiến Bôn. Cơ sở xuất bản của Phạm
Quang Khai, trang 91.