161
Tinh thần trọng nghĩa phương Đông
phần, và trong những lúc thất bại, cô khuyến khích vị hôn
phu rất nhiều.
Trong những buổi hội đồng ở Lạc Đạo, ở Võng La, Cô
Giang đều có mặt và giữ một địa vị trọng yếu. Chính cô đã
giữ việc giao thông để truyền tin cho các chi bộ, khi đảng
quyết định dùng võ lực. Cô luôn luôn thay hình đổi dạng đi
khắp nơi này qua nơi khác.
Sau cuộc khởi nghĩa thất bại ở Yên Bái đêm mồng 9 tháng
2 năm 1930, Cô Giang và Học vẫn không xa nhau.
Cuộc khởi nghĩa thất bại, các yếu nhân dần dần bị bắt rồi
đến cả Nguyễn Thái Học cũng lọt vào tay địch. Cô Giang
gặp một cơn khủng hoảng tinh thần. Nhớ đến lời thề sơn hải
với người yêu, cô như người mất trí, bỗng dưng cười, bỗng
dưng khóc. Những anh em ở Hà Nội còn chưa bị bắt, hết sức
ngăn cản cô mới giữ được cho cô khỏi lộ hình tích để cô có
thể gián tiếp chăm nom được cho Học. “Tuy vậy, Cô Giang
vẫn giữ địa vị cố vấn của Lê Hữu Cảnh, Nguyễn Xuân Huân,
hai người đứng đầu cải tổ Việt Nam Quốc dân đảng. Nhờ cô
mà Cảnh và Huân vẫn nhận được tin tức và mệnh lệnh của
đảng trưởng khi bị giam ở Hỏa lò Hà Nội hoặc ở nhà lao
Yên Bái”
(1)
.
Trong lúc ấy, cô đã tính đến đời mình. Chiều hôm 17 tháng
6 năm 1930, khi được tin Nguyễn Thái Học bị giải lên Yên
Bái, cô đã đáp xe lửa đi theo. Cô mang theo khẩu súng và
một quả bom định hôm sau vào phá pháp trường, nhưng cô
không tới gần được, lính canh đã ngăn cản.
Tại pháp trường, với một sức tự chủ phi thường, đứng đằng
xa, cô đã đem nụ cười đáp lại nụ cười của Nguyễn Thái Học
khi sắp bước lên máy chém. Đứng giữa đám người đứng xem,
cô đã không mảy may lộ vẻ gì là đau xót.
1 Cố Nhi Tân - Tài liệu đã dẫn.