191
Tinh thần trọng nghĩa phương Đông
Ác, vốn là người hiền. Trọng Toại liền tìm cách đồng mưu
với Thúc Tôn Đắc Thần, là người tham danh trục lợi, có thể
lấy tiền bạc mua chuộc được.
Trọng Toại xui công tử Tiếp thỉnh thoảng đến thăm Đắc
Thần; lại đem lễ vật của nàng Kính Doanh chia cho Đắc Thần.
Vì đó, công tử Tiếp cũng được lòng Đắc Thần lắm.
Chẳng bao lâu vua Lỗ Văn Công chết, thế tử Ác lên nối
ngôi. Các nước chư hầu trong đó có nước Tề, sai sứ tới viếng
vua cũ và mừng vua mới.
Trọng Toại bàn với Thúc Tôn Đắc Thần nên kết hiếu với
Tề để làm vây cánh cho công tử Tiếp. Đắc Thần đồng ý và
hai người dắt nhau sang xứ Tề để tạ ơn vua Tề đã sai người
sang viếng tang, rồi nhân cơ hội kết giao cùng vua Tề là Huệ
Công để tính việc thí nghịch và lập công tử Tiếp lên làm vua.
Tề Huệ Công nhận lời kết giao cùng hai người.
Đi sứ ở Tề về, Trọng Toại và Đắc Thần có nói cùng Quý
Tôn Hàng Phủ, một vị đại thần nước Lỗ rằng:
- Nước Tề ngày nay cường thịnh. Vua Tề lại yêu công tử
Tiếp, có ý muốn đem đích nữ gả cho.
Hàng Phủ hỏi:
- Tại sao Tề hầu không gả đích nữ cho chúa công, lại muốn
gả cho công tử Tiếp?
Trọng Toại đáp:
- Vua Tề nghe nói công tử Tiếp là người hiền nên muốn
cùng công tử Tiếp kết giao. Vua Tề có ý không muốn chúa
công ta lên ngôi giữ cơ nghiệp nước Lỗ.
Hàng Phủ nín lặng không nói gì, tìm Thúc Trọng Bành
Sinh nói lại chuyện đó, và bảo:
- Trọng Toại có ý khác, ta nên đề phòng.
Thúc Trọng Bành Sinh đáp:
- Ngôi vua đã định rồi, ai còn dám có ý khác.
Sau đó, Bành Sinh cũng không để ý gì tới chuyện ấy nữa.