203
Tinh thần trọng nghĩa phương Đông
nay mọi công thần đều được ban thưởng, ta quên mất Giới
Tử Thôi. Thật là lỗi tự ta vậy.
Văn Công vội vàng sai người đi triệu Tử Thôi, nhưng khi
đến nơi không thấy Tử Thôi đâu nữa. Tấn Văn Công truyền
hỏi những người láng giềng, ai biết Giới Tử Thôi ở đâu sẽ
có trọng thưởng.
Giải Trương tâu với vua Tấn rằng:
- Bài thơ ấy không phải là của Giới Tử Thôi, chính là của
tôi. Giới Tử Thôi không muốn cầu thưởng đã cõng mẹ vào
trong hang núi Miên Thượng để ẩn thân. Muốn để chúa công
nhớ đến họ Giới, tôi làm bài thơ kia.
Tấn Văn Công bảo:
- Nếu không có bài thơ của nhà ngươi, có lẽ ta quên mất
cái công của họ Giới.
Nói xong liền phong cho Giải Trương làm Hạ Đại phu và
truyền cho Giải Trương phải đưa đường vào Miên Thượng
để tìm Giới Tử Thôi.
Tới nơi chỉ thấy núi rừng xanh rậm, suối chảy, chim ca,
không thấy Tử Thôi đâu cả.
Hỏi một nông dân ở đấy thì nông dân thưa:
- Mấy hôm trước chúng tôi có trông thấy một người cõng
bà cụ già ngồi nghỉ ở núi này, vục nước suối uống. Xong mẹ
con lại cõng nhau vào rừng không biết đi đâu.
Tấn Văn Công truyền đóng ở chân núi, sai người dò tìm
các nơi trong mấy hôm mà không thấy. Tấn Văn Công có ý
không bằng lòng bảo Giải Trương:
- Sao Giới Tử Thôi giận ta quá như vậy, Giới Tử Thôi là
người chí hiếu, ta sai đốt rừng chắc phải cõng mẹ chạy ra.
Nhưng rừng đốt cháy rực trời cũng không thấy mẹ con
Tử Thôi cõng nhau ra. Ba ngày sau khi tắt lửa, quân sĩ tìm
thấy đống xương mẹ con họ Giới ôm nhau chết ở dưới gốc
cây liễu.