227
Tinh thần trọng nghĩa phương Đông
Châu đã đẫm máu. Nhân dân Trung Hoa đã đau buồn trước
thất bại của nghĩa quân. Họ đã khóc và đã để tâm tang những
đứa con yêu trẻ trung và dũng cảm của dân tộc.
Thất bại là mẹ thành công: cuộc thất bại này đã mở đường
cho cuộc thành công của nền Cách mạng năm Tân Hợi. Thật
vậy, ngày 19-8 năm Tân Hợi tức là ngày 10-10-1911, Cách
mạng Trung Hoa đã thành công, và triều đình nhà Mãn Thanh
đã bị lật đổ.
Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa ở Quảng Châu thất bại, lúc
đó có ông Phan Đạt Vi là người cũng có chân trong tổ chức
cách mạng nhưng triều đình Mãn Thanh không biết, có cùng
với nhà Quảng Nhân Đường ở Thị xã đứng lên xin phép nhà
đương cuộc Quảng Châu để chôn thi hài của nghĩa quân ở
Hồng Hoa Cương, sau được chính phủ Trung Hoa Dân Quốc
đổi tên là Hoàng Hoa Cương, ý lấy trong bốn chữ Bích Huyết
Hoàng Hoa
nghĩa là Hoàng Hoa máu biếc để nêu cao danh
dự và khí tiết của những chiến sĩ đã hy sinh cho dân tộc.
Chính phủ Trung Hoa đã lập bia kỷ niệm nơi này. Theo
bia thì lúc đầu chỉ có 72 liệt sĩ, nhưng sau đó Ủy ban Trung
ương điều tra còn có thêm 13 liệt sĩ nữa, tổng cộng tất cả 85
người, thuộc đủ các thành phần sĩ, nông, công, thương. Đa
số là những thanh niên tuổi chưa tới 30.
Và đến năm 1924, do sự chủ trương của nhà cách mạng
Hồ Hán Dân, Hoàng Hoa Cương lại được táng thêm và ghi
thêm trên đài kỷ niệm một liệt sĩ nữa, liệt sĩ này là Phạm
Hồng Thái, người của Việt Nam, đã ám sát hụt tên toàn quyền
Pháp Merlin ở Sa Điện, nhưng vì không thành công nên đã
nhảy xuống sông tự tử. Chuyện này tôi đã thuật lại ở trên.
Trong số các liệt sĩ đã bỏ mình đêm hôm 29-3 Tân Hợi hoặc
bị triều đình Mãn Thanh xử tử, tôi có thấy mấy nhà văn nhà
báo. Người ta vẫn hằng cho các nhà văn nhà báo chỉ có viết
mà không làm. Cứ kể ra, sự viết của họ cũng đáng kể lắm