NẾP CŨ - TIẾT THÁO MỘT THỜI - Trang 227

Toan Ánh

226

chẳng thà đổ máu để làm gương cho đời còn hơn là chịu mọi

sự nhục nhã sống với uy quyền của vua quan nhà Mãn Thanh.

Trước ý muốn của đa số, ban lãnh đạo phải phục tòng. Biết

rằng đi tới chỗ chết, mọi người đều vui lòng. Chết vinh hơn

sống nhục, không thành công thì thành danh. Không ai muốn

sống dưới chính thể thối nát của Mãn Thanh với một lũ quan

say quyền thế làm những việc rất trắng trợn không kiêng nể gì

dân chúng quốc gia, ham quyền cố vị không hiểu gì thời thế.

Ông Hoàng Hưng đương cử giữ chức Tổng chỉ huy ban lãnh

đạo cuộc khởi nghĩa. Việc tấn công Quảng Châu ấn định vào

ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi tức là ngày 27-4-1911.

Theo kế hoạch của ban lãnh đạo, việc tấn công thành Quảng

Châu chia làm 4 lộ:

- Lộ thứ nhất do Tổng chỉ huy Hoàng Hưng trực tiếp điều

khiển tấn công dinh Tổng Đốc.

- Lộ thứ hai do Diêu Vũ Bình tấn công Tiểu Bắc Môn

nhằm chiếm kho đạn và tiến vào thành nội.

- Lộ thứ ba do Trần Quýnh Minh tấn công sở Cảnh Sát,

phối hợp với sự nội ứng của 200 sinh viên trong sở.

- Lộ thứ tư do Hồ Nghị Sinh trấn giữ Đại Nam môn.

Tất cả bốn lộ này đều bắt đầu tấn công vào 5 giờ chiều ngày

nói trên. Lúc mở đầu cuộc tấn công, cách mạng quân tiến như

vũ bão vào các nơi. Tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Minh

Kỳ hoảng hốt phải lén cửa sau chạy trốn, nhưng về sau có

quân cứu viện của triều Mãn Thanh kịp đến làm thay đổi tình

thế. Trước số đông của quân Mãn Thanh, cách mạng quân bị

tử thương rất nhiều. Cho đến 9 giờ đêm, quân cách mạng vì

ít người và gần hết đạn nên vừa đánh vừa mở đường máu rút

chạy. Quân Thanh lại đuổi theo, và trên dọc đường lại có một

số các chiến sĩ bị tử trận. Tổng chỉ huy Hoàng Hưng cũng bị

thương: đứt hai ngón tay và bị thương ở chân.

Cuộc khởi nghĩa của Cách mạng quân bị thất bại; Quảng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.