43
Tiết tháo một thời
rượu làm quên. Ông say suốt ngày, say suốt đêm. Có rượu
uống say đã đành, không rượu ông cũng say.
Ông thường nói: “Đời say cả, chỉ một mình ta tỉnh, ta cũng
dại như Khuất Nguyên xưa! Âu là ta cũng say. Nhưng cái say
của ta là cái say của người quân tử. Họ say bả vinh hoa phú
quý, bán nước cầu vinh, thì ta say men say rượu. Say bả vinh
hoa phú quý có bao giờ tỉnh được, còn như ta say, ta muốn
say hay muốn tỉnh đều tự ý ta”.
Động đến hơi rượu là ông Tú say. Dần dà, ông chẳng cần
uống rượu nữa, ông cũng say. Muốn say lúc nào ông chỉ cần
chén nước lã, nhấm nháp với vài quả ổi xanh chấm muối là
một lát sau ông đỏ gay mặt, sặc mùi hơi rượu. Có lẽ chất
rượu ngấm ngầm trong người ông, nên chỉ cần nghĩ đến rượu
là có hơi men rồi.
Mỗi lần ông say là một lần ông khinh đời ngạo thế. Khi
người anh em thúc bá của ông đậu phó bảng, về làng vinh
quy có hai vợ tấp tểnh đón chồng ở tỉnh, ông Tú Khiêm thấy
như thế là dở có làm tặng ông phó bảng câu đối:
“Chị đôi giầy mõm nhái, em đôi giầy mõm nhái, bốn
chân kéo lê đất.”
“Hương một cờ đuôi nheo, hội một cờ đuôi nheo, hai
cọc chổng lên trời”
Ông tú rất lấy làm đắc ý về đôi câu đối.
Sợ người làng không hiểu đôi câu đối của mình, ông giải
thích:
“Những hạng người lăn lưng đi cầu cạnh, quên
nguồn gốc tổ tiên có hơn gì loài vật.”
Ông Tú có cô con gái. Người không đẹp, nhưng cũng không
quá xấu. Nói chuyện về con ông bảo: “Gả chồng cho con,
tôi không kén hàng tham, phán, tôi chỉ muốn con tôi lấy một