NẾP CŨ - TIẾT THÁO MỘT THỜI - Trang 45

Toan Ánh

44

người chồng quê mùa, nhưng người chồng đó phải hiểu mình

là con cháu Lạc Hồng. Phải hiểu tổ tiên mình xưa có những

đức Quang Trung.”

Trong một cơn say rượu, ông đã ngạo thế khinh đời đem

con gái ra làm cuộc xổ số. Ông phát cho trai làng, mỗi người

một vé số, rồi ông rút thăm.

Nhà ông ở trong làng Hoàng Nông, nhưng ông cho là

ở chung đất với người anh em thúc bá sợ người ngoài

nhầm tưởng coi ông cũng là một kẻ thường nhân, nên khi

ông có tiền, ông đã đào móng xây nhà ở giữa cánh đồng,

ông đào hào như một bức thành. Không hiểu đó là một

hiện tượng về vật lý học hay đó là một điềm báo trước,

nước ở trong hào đêm đêm lấp lánh tỏa ra ánh sáng như

những ngôi sao. Người làng lấy đó làm lạ cho rằng đấy

là một điềm ứng vào nhà ông, và ông cũng coi là thế:

“Tổ tiên tôi ngày xưa đã từng phò vua giúp nước, đã từng

chống giặc với xâm lăng, ngày nay tôi tự lấy làm hổ thẹn,

không được xứng với dòng máu của mình”. Nói chuyện

thế là ông nói ngay đến người anh em thúc bá, ông ray

rứt: “Đấy, bố nó ngày xưa là chú ruột tôi, đã từng cầm

quân chống lại với quân Pháp, rồi bị giết ở Hải Dương,

mà nó bây giờ vùi đầu vào bả công danh mượn, có đáng

nhục hay không.”

Ông có làm một đôi câu đối về ý nghĩa ấy. Không biết câu

đối ấy nói thế nào, nhưng khi ông đem dán trước cửa nhà thờ

họ, người anh em thúc bá của ông đến lễ giỗ xong đã rỏ nước

mắt khóc. Chuyện ấy ngày nay vẫn còn là một giai thoại ở

làng Hoàng Nông.

Sự thật, ông Tú Khiêm hơi khắc nghiệt đối với người anh

em thúc bá của ông. Cụ này cũng là một bậc có tài, muốn

đem tài trí để giúp nước trong buổi giao thời và để mong có

thể ngăn cản được bọn lợi dụng thời cơ hại dân hại nước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.