149
Mê tín dị đoan
So sánh các bảng sắp loại trên của những sách gọi là “chìa
khóa giấc mộng” với những điều giấc mộng trong “chiêm
Mộng Kinh”, ta thấy có nhiều giấc mơ Đông và Tây đã giải
thích như nhau.
Thí dụ như mê thấy con chết, phương Đông cho là điềm phát
tài, thì phương Tây cho là điềm sinh quý tử, đều là điềm tốt cả.
Lại như mê thấy Thánh thần, phương Đông cho là điềm
phúc lộc thì phương Tây cũng là điềm đại cát, v.v...
Dù theo phương Tây hay phương Đông, giấc mộng cũng còn
tùy hoàn cảnh, tùy người; có khi mộng mị thực là vô bằng,
nhưng cũng có khi giấc mộng lại có liên quan với thực. Xét
mộng, cần phải đạt, để hiểu giấc mộng, chớ nên cố chấp quá
tin mà thành một điều vô ý thức.
những điều giải mộng ghi trên chỉ có tính cách chỉ dẫn.
Hiện tại ở Việt nam cũng có một đôi cuốn sách chỉ dẫn cách
đoán điềm giấc mộng, nhưng sách nào thì sách, không nên
căn cứ tin một cách mù quáng đến ngu muội. nhiều khi cần
xét xem có bệnh tật gì không trước khi tìm thầy giải mộng.
nHững giấC mộng Có gHi trOng Sử SáCH
như trên đã trình bày, mộng với thực nhiều khi có liên quan
với nhau. Qua các sách sử nhiều giấc mộng đã được ghi chép
lại như giấc mộng của giáo sư Gesner nói trên. nhân nói về
sự chiêm đoán và việc cầu mộng xin chép lại đây mấy giấc
mộng của cả phương Đông lẫn phương Tây có sự ứng nghiệm
để bạn đọc cùng suy xét.
giấc mộng của vua tuyên vương nhà Chu.
Vua Tuyên Vương nhà chu từ khi lên ngôi, trong nước
luôn luôn bị giặc Khương nhung quấy nhiễu.
nhà vua ngày đêm lo ngại. Một hôm nhà vua ngủ ở nhà Thái
Miếu bỗng mộng thấy có một người con gái từ phía Tây bước