323
Mê tín dị đoan
cùng với tân niên, một người khách lạ đi lạc vào bản, vào bất
cứ một gia đình nào cũng được tiếp đãi nồng hậu và lịch sự.
TẾT Của Người mườNg, Người NùNg,
Người Thái, Người máN (dao)
Từ trên mới đề cập tới đồng bào Thổ (Tày) và một vài tục
giải trí mùa xuân của họ, những tục không thấy ở miền xuôi.
ngoài những tục lệ trên, xin nhắc lại, người Thổ (Tày) cũng
ăn Tết như người Kinh.
cùng ăn Tết như ta, còn có các đồng bào người Mường,
theo các cụ thì họ chính là người nguyên thủy Việt nam,
những tục lệ của người Mường phần nhiều tương tự với tục
lệ của người Kinh.
Và cả người nùng cũng vậy. người nùng ở Móng cái
chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc cũng như người Kinh,
họ cũng thờ cúng như người Kinh với tục lệ Kinh, tuy nhiều
nếp sống cũng như tục lệ của đồng bào này có phần nghiêng
về người Trung Hoa nhiều hơn.
Sau ngày 19-12-1946, các đồng bào nùng sinh hoạt nhiều
với người Kinh, và sự đụng chạm đã có rất nhiều ảnh hưởng
về tục lệ của họ, và những ngày Tết, họ vẫn như người Kinh,
trải bao biến chuyển vẫn được đón tiếp long trọng như xưa,
nếu không giữ nguyên được về mặt vật chất thì họ giữ nguyên
cái tâm thành với Tết.
cũng cần nói qua tới sự đón Tết của các đồng bào người
Thái, cả Thái trắng lẫn Thái đen thuộc các tỉnh Sơn La, Lai
châu. các đồng bào này cũng sửa soạn sắm Tết và vui Tết
như người Kinh. Đặc biệt trong các cuộc vui của họ có múa
xòe, là một vũ điệu riêng rất uyển chuyển và rất quyến rũ.
Đầu năm, tại các gia đình quý tộc có tổ chức múa xòe để