Tín ngưỡng Việt Nam
324
mời các quan khách và để dân chúng mua vui. Xòe do các
cô thiếu nữ biểu diễn, điệu múa nhịp nhàng lả lướt khiến ai
đã có dịp dự kiến sẽ không bao giờ quên được. các cô múa
xòe mặc y phục diêm dúa sặc sỡ.
Trong những ngày hội hè, nam phái nhiều người ăn vận
Kinh phục, các người quý phái ưa y phục này. Mấy năm cuối
cùng thời pháp thuộc, họ cũng theo người Kinh mặc Âu phục.
Tóm lại, người Thái, người Mường, người Thổ (Tày), và
người nùng sửa soạn và vui Tết không khác gì người Kinh
mấy, có khác chỉ khác ở các trò vui, cả ngay đến một số các
người Mán (Dao) ở Vĩnh Yên, phú Thọ, Tuyên Quang cũng vậy.
TẾT Của Người NhắNg
người nhắng ở Lào cay, họ cũng chú trọng tới Tết như
người Kinh, và ngày Tết họ cũng gác bỏ mọi công việc để
vui chơi.
Từ 20 tháng chạp trở đi, họ đã sửa soạn ăn Tết, sắm đồ ăn
thức mặc, quét dọn nhà cửa. Họ cũng dùng những câu đối
như người Kinh để dán vào các cột nhà, dán vào vách.
Đêm ba mươi Tết họ cũng đón giao thừa. Họ thức suốt
đêm để đốt pháo mừng xuân.
Họ có tục đi lấy nước mang về pha trà cúng tổ tiên. Đêm
ba mươi Tết, họ chọn giờ tốt, rủ nhau mang ống nước, bầu
nước hoặc sang trọng hơn, mang bình ra suối, lựa chỗ nước
trong múc nước về. nước này dành riêng để pha trà cúng.
Tục đi lấy nước suối này, cũng là tục xuất hành của họ,
nên lúc trở về, họ cũng như người Kinh, bao giờ cũng hái
một cành lộc. cành lộc này họ mang về cắm trên bàn thờ.
Bàn thờ của người nhắng sơ sài hơn bàn thờ của ta, không
có vàng mã chỉ có một bát hương và vài đĩa hoa quả. Trước