325
Mê tín dị đoan
bàn thờ là một chiếc cồng làm bằng một cây nứa thật dài còn
nguyên cả lá uốn cong xuống. Rừng Lào cay rất sẵn nứa.
Mồng một đầu năm, người nhắng ăn chay và cúng toàn
đồ chay. ngày hôm ấy họ không đi đâu chỉ ở nhà chúc mừng
lẫn nhau.
ngày mùng hai, họ đi chào mừng bà con, họ hàng quen
thuộc, và lễ cúng hôm nay là lễ mặn có thịt cá.
Vị chủ tịch trong làng, được dân chúng lũ lượt kéo nhau
tới lễ ông vải và chúc mừng. Để đáp lại, ông có cỗ mời đầy
đủ, nếu thấy thiếu gì phải cho tiếp ngay.
Trong lúc ăn, trai gái ngồi riêng bàn. Khi rượu ngà ngà say,
đôi bên hát lượn với nhau những lời ân tình êm dịu.
Rồi kế đó những bàn thò lò, xốc đĩa, bài cẩu được mở ra.
ngày mồng hai Tết, cũng là ngày người nhắng đi lễ các
đền đài. chung quanh Lào cay cũng như chung quanh các
thị trấn khác của tỉnh này, có rất nhiều đền miếu. Họ đi lễ
cầu mạnh khỏe, xin ước những điều mong đợi. những cặp
trai gái nhắng thường hẹn nhau từ trong năm để đi lễ, để cầu
Thánh thần phù hộ cho họ được cùng nhau nên duyên cầm
sắt. Lễ xong, họ dắt nhau ra cánh đồng hát lượn. Họ đứng
cách nhau dùng hai ống nứa nối liền bằng sợi dây dài để hát.
ngày mồng ba, mồng bốn và sau nữa, người nhắng vẫn
tiếp tục vui chơi có khi cho đến hết tháng xuân: lễ bái, cỗ
bàn, hội hè, ca hát, bài bạc...
một lễ đặc biệt của người nhắng: lễ lục tùng (lùng tùng).
Thường thường người nhắng vui xuân cho đến hết ngày
Lục Tùng là ngày hội chính hàng năm của họ.
Lục Tùng là hội to mở cho cả một tổng, có khi cả trai gái
các tổng khác cũng tới dự. Thật là vui, vui hơn Tết nguyên
Đán nhiều!
Lễ Lục Tùng ở Bát Xát mở vào ngày mồng sáu hoặc mồng
bảy tháng Giêng, ở Mường Hum mở vào ngày mồng mười