Tín ngưỡng Việt Nam
326
hay mười hai tháng Hai tùy tốt xấu trong các ngày đó. Họ
xem ngày cẩn thận. Lễ Lục Tùng chính là ngày lễ cúng ông
Thần coi về mùa màng.
Ông Lý trưởng hoặc chánh tổng nơi mở hội phải đứng tổ
chức lễ này và phải chịu hết các phí khoản. Ổng phải có sẵn
trâu bò, dê lợn, gà vịt để thết đãi dân làng.
Trong mấy ngày Tết nguyên Đán, những người ở các thôn
xa không đến chúc mừng ông Lý hoặc ông chánh được, ngày
lễ Lục Tùng họ kéo nhau tới chúc mừng ông rồi rượu chè,
bài bạc hát lượn.
Lễ Lục Tùng cử hành ngoài đồng bởi một ông thầy cúng
gọi là pẩu mo. Đúng vào ngày lễ vào lúc 8 giờ sáng pẩu Mo
dẫn các chức dịch và dân làng ra ngoài đồng làm lễ tại giàn
lễ. Giàn lễ là một chiếc bàn to, kê sau một hàng rào nứa
mới dựng, trên bày đủ các thức ăn, trâu gà, lợn vịt v.v.... và
hương hoa.
pẩu mo mặc toàn đồ đen, áo dài, quần và khăn đen, bước
vào giàn lễ khấn thần, quỳ lễ. Sau pẩu mo đến các chức sắc,
rồi đến dân làng cùng kéo nhau vào lễ.
Lễ xong là cuộc ném còn. Trong lúc này, ông chánh hoặc
ông Lý ngồi cạnh bàn thờ. pẩu mo bắt đầu cuộc ném còn.
Ông cầm quả còn ngũ sắc ném qua vòng tròn còn trên ngọn
một cột cờ. Vòng còn ở đây có dán giấy đỏ. nếu may mắn
pẩu mo ném quả còn xuyên qua được vòng còn bịt giấy đỏ,
năm ấy mùa màng sẽ tốt đẹp.
pẩu mo ném xong dù qua vòng còn hay không, cũng đến
lượt dân làng thay phiên nhau ném cho đến khi mặt giấy đỏ
bịt vòng còn rách tung ra mới thôi.
Sau cuộc ném còn là cuộc cướp ống lệnh. ống lệnh là một
ống bằng sắt, gắn kín hai đầu, trong có nhồi thuốc pháo và
có cắm một chiếc ngòi. Đốt chiếc ngòi, ống sắt bị sức thuốc
pháo nổ, tung lên cao, trai gái xô nhau vào cướp. Ai cướp