NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 385

385

Mê tín dị đoan

thường có treo giải để các con lân lấy. Giải thưởng bằng tiền

treo trên cao, đám múa lân phải bắc thang mới chiếm được.

các trẻ em múa lân sớm hơn, các trẻ em tổ chức múa lân

để cùng nhau mua vui, không có mục đích đi lấy giải, tuy

nhiên nếu có ai yêu mến các em, gọi các em lại treo giải các

em cũng xin lĩnh.

Đám múa lân thường gồm có một người đội một chiếc đầu

sư tử bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này, khi

chồm lên, khi bò xuống. Đầu sư tử có một đuôi dài bằng vải

màu do một người cầm phất phất theo điệu bộ của người múa

lân và theo nhịp trống của đám múa.

có trống, có thanh la, có não bạt, có đèn sặc sỡ, có cờ ngũ

sắc. có những người cầm côn đi hộ vệ đầu lân. Lại có người

vác chiếc thang đi theo để khi cần lĩnh giải thì người múa Lân

sử dụng. Đám múa lân đi trước, người lớn trẻ em đi theo sau.

Tới trước mỗi nhà có treo giải, đám rước ngừng lại. Trong

lúc Lân múa để lĩnh giải có đốt pháo.

Sự tíCH múa Sư tử.

Theo sách cổ truyền lại, sự tích múa lân như sau:

Về đời nhà Đường, có một bà lão, tuổi đã cao, nhưng không

có con cái họ hàng, quanh năm chỉ lấy nghề may vá áo quần

đem ra chợ bán để nuôi thân. Một hôm vào ngày rằm tháng

Tám, bà đến một làng kia để nhận quần áo về may. Khi trở

về vào lúc tối trời, bà thấy dân làng đều thi nhau thắp đèn

bày cỗ, ăn uống vui vẻ. Hỏi thì dân làng cho biết là họ ăn

Tết Trung Thu.

Bà nghĩ rằng dù bà có một mình bà cũng thưởng trăng

được, bà bèn mua ít bánh trái hoa quả về để thưởng trăng

dối già. Trên đường về, khi đi qua khu rừng vắng vẻ thì có

con sư tử xông ra, đây là con sư tử dữ tợn vẫn thường bắt

người ăn thịt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.