Tín ngưỡng Việt Nam
384
Hát trống quân đôi bên nam nữ đối đáp với nhau bằng
những câu hát vận, nghĩa là hát theo vần, theo ý, hoặc bằng
những câu hát đố, nghĩa là hát để đố nhau. có khi những câu
hát đã có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra.
cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và
nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.
Về nguồn gốc hát trống quân, có người cho rằng lối hát
này thuần túy Việt nam, bắt đầu từ đời nhà Trần. Từ đó, khi
quân Việt phải chống quân nguyên, đức Trần Hưng Đạo đặt
ra lối hát trống quân để quân lính mua vui với nhau.
Ông Văn Thôn, trong “Văn Hóa nguyệt San” số 23, tháng
7 năm 1957, lại cho là tục hát trống quân mới có từ đời vua
Quang Trung, ông đã viết:
Riêng về nước ta, vị anh hùng dân tộc Quang Trung cũng
đánh dấu ngày rằm tháng Tám bằng một cử chỉ không nhuộm
vẻ hoang đường, đài các nhưng vô cùng thiết thực mà nên thơ,
muốn cho binh sĩ theo ngài đi đánh Đông dẹp Bắc quên nỗi nhớ
nhung cố quận, vua Quang Trung đã cho họ trong các giờ nhàn
rỗi, nhất là các đêm có gió mát trăng thanh, cùng nhau hội họp,
để vừa hát đối, một bên nam, một bên giả nữ, vừa đánh nhịp
vào một đường dây thép, căng trên một chiếc thùng rỗng ruột.
nhân dân thấy hay và lạ, đã bắt chước rồi áp dụng cuộc tiêu
khiển vào ngày rằm tháng Tám, mà gọi đó là tục hát trống quân...
múa Sư tử.
Vào dịp Tết Trung Thu lại có tục múa sư tử, còn gọi là
múa lân. cứ bắt đầu từ mồng bảy mồng tám trở ra, xưa kia,
tại các đô thị cũng như ở vùng quê, những đám múa lân
được tổ chức, có đám hoàn toàn của người lớn, có đám riêng
của trẻ em. người lớn thường chỉ họp đoàn múa lân vào hai
đêm mười bốn và rằm, và trong những ngày này, các tư gia