Tín ngưỡng Việt Nam
382
nào ngờ, cuội đã không giữ được cây Đa thần lại, mà chính
cuội lại bay theo cây Đa lên trên cung Quảng cho tới ngày nay.
chẳng biết ở trên cung Trăng, cuội có nhìn xuống trần gian để
ngắm chúng ta không, nhưng trần giới chúng ta, hàng năm, rằm
tháng Tám, chúng ta vẫn uống rượu trông trăng nhìn lên cuội.
NhữNg TụC lệ TroNg Ngày TẾT TruNg Thu
Trong ngày tết Trung Thu để thưởng trăng có nhiều cuộc
vui được bày ra, có cuộc vui riêng trong gia đình, có cuộc
vui công cộng. người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em
có cuộc vui của trẻ em.
tHi Cỗ và tHi Đèn.
Trong tết Trung Thu người ta bày cỗ bánh trái hình mặt
trăng, trưng đèn kết hoa, có nhảy múa ca hát và nhiều nơi
có những cuộc rước đèn múa lân rất tưng bừng náo nhiệt.
Trăng hôm rằm tháng tám thường trong và đẹp.
Để thưởng thức trăng trong gió mát, các văn nhân thi sĩ
bày ra ngâm vịnh trước những mâm cỗ, dưới ánh trăng với
bánh trung thu hình mặt trăng.
nhiều nơi có những cuộc thi đỗ, thi làm bánh trung thu.
Đây là dịp để khuyến khích các bà nội trợ và các cô gái trong
việc nữ công.
Lại có treo đèn kết hoa để mâm cỗ thêm màu sắc, bánh
mứt thêm hoa mỹ, cuộc thi do đó thêm tưng bừng.
các trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở
cuộc thi đèn: đèn làm hình mặt trăng, làm hình các linh vật
trong cung trăng.
Trong trăng chơi đèn đêm rằm tháng tám để nhớ lại sự tích
Đường Minh Hoàng du nguyệt điện.