383
Mê tín dị đoan
nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em, và trong mâm cỗ
xưa kia thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất,
chung quanh là bánh trái hoa quả.
Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ vào
lúc đã khuya khuya, nghĩa là cùng nhau ăn mâm cỗ này.
Hát trống quân.
Về tháng Tám có tục hát trống quân, nam nữ đối đáp cùng nhau.
Sách chép rằng tục hát trống quân bắt đầu từ đời nhà Tống,
dưới triều vua Tống nhân Tôn.
nguyên thời đó thường có giặc, quân lính phải luôn đi trận,
khi Tết Trung Thu đến nhớ nhà, trễ nãi việc binh nên ông Bao
chuẩn mới đặt ra lời hát trống quân với những câu hát cho quân
lính ganh đua nhau đối đáp, quên bớt nỗi hồi luyến quê hương.
Dân chúng thấy lối hay hay hay, hàng năm tới Tết Trung
Thu cũng hát trống quân để thưởng trăng nam nữ đối đáp
cùng nhau.
Trống quân lập ra ở các thôn xóm bằng những vật liệu rất
rẻ tiền. Trước hết là một chiếc thùng gỗ hoặc thùng sắt tây
rỗng. Trên mặt thùng có căng một giây thừng hoặc một giây
thép hai đầu buộc chặt vào hai chiếc cọc đóng xuống đất ở
hai bên chiếc thùng, cách xa chiếc thùng mỗi bên chừng hơn
một thước. Muốn cho dây thừng hoặc dây thép được thật
căng, dùng một hoặc hai que nhỏ chụm vào nhau, chống đỡ
sợi dây trên mặt thùng. Đánh trống quân, có những chiếc dùi
nhỏ bằng cỡ chiếc thước kẻ. Dùi đánh vào chiếc dây căng bật
ra những tiếng thình thùng thình là nhịp cho câu hát.
trống quân, trống quýt, trống còi,
ta chẳng lấy nó, nó đòi lấy ta.
thình thùng thình
trống quân anh đánh nhịp ba,
lúc vào nhịp bảy, lúc ra nhịp mười,
thình thùng thình.