77
Mê tín dị đoan
việc truyền giáo tại Do Thái và Âu châu, cho đến khi có các
Hội thánh.
thời kỳ các giáo phụ Hội thánh đầu tiên (100-800). - Hội
thánh đầu tiên do người Do Thái thành lập ở Jérusalem, sau
đó là Hội thánh Antiốt. người ta chưa tin ở chúa. nhiều tín
đồ và Giáo phụ bị bắt và thọ hình, nhưng Hội thánh vẫn nỗ
lực truyền giáo tại pháp, Ấn Độ, Bắc phi, Á Rập, Ba Tư,
Trung Hoa, Đức... Ở nam Ấn Độ cũng có một Hội thánh
được thành lập vào cuối thế kỷ thứ II.
thời kỳ trung Cổ (800-1500). - Hội thánh lúc này phân
chia làm hai Giáo hội: Giáo hội La Mã tức là Hội thánh Thiên
chúa giáo Tây phương và Giáo hội Hy Lạp tức là Hội thánh
Đông phương.
Việc truyền đạo vẫn xúc tiến đều đều và đã lan tới nước
nga và Greenland.
cho tới hết thời kỳ Trung cổ này, Giáo hội Tin Lành và
Giáo hội Thiên chúa giáo chỉ là một, và đạo Tin Lành chỉ
trở nên một tôn giáo khác biệt sau thời kỳ này.
thời kỳ Cải Chánh (1500-1650). - Một quan niệm mới về
việc phụng sự chúa xuất hiện, và đây là lúc bắt đầu đạo Tin
Lành tách riêng khỏi Giáo hội Thiên chúa. Trong lúc này
tuyên truyền về chúa vẫn tiến triển và đã lan tới nhật Bản,
Tô cách Lan, Gia nã Đại (canada) và nhiều miền ở Mỹ châu.
thời kỳ hậu Cải Chánh (1650-1793). - Kể từ thời kỳ cải
chánh, ngoài hai Giáo hội La Mã và Hy Lạp trên, có thêm
Giáo hội cải chánh, và Giáo hội này tức là Giáo hội Tin
Lành. Giáo hội đã tuyên truyền đạo chúa theo quan niệm
cải chánh.
Giáo hội cải chánh đã dùng lời Kinh Thánh để chứng
minh việc làm của mình:
“Đấng thánh, Đấng chân thật. Đấng có chìa khóa của Đa
vít, mở thì không ai đóng được, đóng thì không ai mở được,