Tín ngưỡng Việt Nam
78
phán rằng: ta biết công việc người, người ít có năng lực, mà
đã giữ đạo ta, chẳng chối danh ta; kìa, ta để trước mặt người
một cái của mở ra, chẳng ai có thể đóng được.” (Khải 3:7-8).
thời kỳ cận kim. - (1793-1939) - nhiều hội truyền giáo Tin
Lành được thành lập và gửi nhiều giáo sĩ đi các nước. Trong
số các hội truyền giáo, rất nhiều, đáng kể có hội Truyền giáo
cơ Đốc và Giáo sĩ Liên Hiệp (The christian and Missionary
Alliance), thành lập tại nữu Ước vào năm 1887 bởi mục
sư A.B.Simpson, một Thần khoa Tiến sĩ, người Gia nã Đại
(canada). Mục sư thấm nhiễm đạo chúa và đầy lòng yêu
thương đối với mọi người. Ông say mê giảng đạo và viết
sách kêu gọi cổ võ các giáo phái của Hội thánh Tin Lành liên
hiệp để cùng lo việc truyền giáo tới các xứ lạ. Ông muốn mọi
người đều được soi sáng bởi đạo chúa.
thời kỳ hiện đại. - (Từ 1939) - Giáo hội Tin Lành gửi các
mục sư tới các nơi đạo chúa càng được phổ biến.
Đạo TiN làNh qua ViệT Nam
Hội cơ Đốc và Giáo sĩ Liên Hiệp gửi mục sư di truyền giáo
trên 20 quốc gia trong đó có Việt nam. năm 1887, mục sư
A.B.Simpson đã nghĩ tới Việt nam, hồi đó là nước An nam;
mục sư cổ động Hội nên lo truyền giáo tại Việt nam ta. Mùa
hè năm 1893, mục sư David Lelachan có đến Sài Gòn. năm
1894, tuần báo của hội có cổ võ khuyến khích việc truyền giáo
tại Soudan, và hai quốc gia Á Đông là Tây Tạng và Việt nam.
năm 1879, Giáo sĩ c.H.Rieves của hội đã tới thăm viếng và
xem xét tình hình nước ta. năm sau, Giáo sĩ Jaffray ở miền
nam Trung Hoa cũng tới thăm Bắc Việt và đã tới Hà nội,
nhưng chưa được phép lập cơ sở truyền giáo. năm 1902, lại có
hai ông bà Giáo sĩ Sylvan Dayan, người Gia nã Đại (canada)