NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 79

79

Mê tín dị đoan

được phái tới Hải phòng để lo việc truyền giáo, nhưng lúc đó

việc truyền giáo không được chính quyền pháp chấp nhận,

nên hai ông bà lại phải trở qua miền nam Trung Hoa. Ở đây

tưởng nên nhắc lại là người pháp căn cứ vào hiệp ước ký với

Việt nam, chỉ cho phép Thiên chúa giáo được tự do truyền

giáo, còn các tôn giáo khác ở Tây phương tới đều bị ngăn cấm.

năm 1905, Hội Truyền giáo miền nam Trung Hoa quyết

định mở một địa hạt truyền giáo tại Long châu với ý định

đem đạo Tin Lành sang Bắc Việt, nhưng ý định không thành

tựu vì lẽ không được chính quyền pháp đồng ý.

cho mãi tới năm 1911, đạo Tin Lành mới được du nhập

vào Việt nam, nhưng chỉ được hành đạo và truyền giáo tại

các nhượng địa của pháp, còn các địa phương khác, đạo vẫn

bị ngăn cản trong khi Thiên chúa giáo vẫn được tự do bành

trướng. Mãi tới năm 1920, đạo Tin Lành mới được phép tự

do truyền giáo tại khắp lãnh thổ Việt nam.

năm 1911, cơ sở đầu tiên của đạo được mở ra tại Đà nẵng

dưới sự tổ chức của Giáo sĩ Jaffray với hai giáo sĩ khác là

ông M.Hosler và G.Lloyd Hughes. Tổ chức xong cơ sở, ông

Jaffay lại trở về Trung Hoa, để lại việc điều khiển truyền

giáo cho hai giáo sĩ Hosler và Hughes, nhưng mùa hè năm

đó, Giáo sĩ Hughes mệnh một, chỉ còn lại một mình Giáo sĩ

Hosler lo việc đạo. Sau đó, Hội Truyền giáo từ nữu Ước đã

gửi nhiều giáo sĩ tới Việt nam và kể từ thời đó, dần dần tại

các nơi khác, các cơ sở của Giáo hội Tin Lành được thiết lập

và ngày nay tại Việt nam đã có Hội thánh Tin Lành Việt nam.

hội TháNh TiN làNh ViệT Nam

Hội thánh Tin Lành Việt nam tổ chức theo chánh thể cộng

Hòa nghĩa là mọi công việc của Hội thánh không do một cá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.