NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 108

108

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

khi trang trí bằng những hình rồng phượng.

Ngoài các cột bằng gỗ, cũng có nơi xây thêm cột đá để đỡ cái rầm nhà,

kiểu cột đá này đã được phổ biến từ lâu ở bên Tàu, từ đời nhà Hán, và về sau
những cột đá này ở bên ta đã hoàn thành cổ kính cách trang trí. Ví dụ như
làng Thổ Hà, những cột đá này đã không còn có công dụng kiến trúc nữa mà
chỉ có tính cách trang hoàng thôi

[11]

.

VÁCH ĐÌNH
Vách đình xây dựng hoặc làm bằng ván dựng.
phía trước mặt, bàn thờ trông thẳng ra là cửa, thường là cửa lùa hay cửa

xếp.

Cửa chính này ở giữa, ít khi mở ra trừ ngày có dân làng cúng lễ hoặc hội

hè. ngay hai bên cửa chính, có hai cửa nhỏ. những cửa nhỏ này mở trong
ngày thường để dân làng hoặc khách thập phương ra vào lễ thánh.

Tả gian và hữu gian, về mé đằng trước cũng như ở hai bên đều có tường

hoặc vách, duy ở về mé đằng trước có mỗi bên một cửa ra vào, và thêm một
cửa sổ. Hai bên vách tả hữu cũng có mỗi bên một cửa sổ, nhưng không có
cửa ra vào.

Mặt hậu cũng có tường và có vách. Trừ hậu cung thâm nghiêm được ngăn

vách hẳn tại nhiều đình, như đình Kim làng Thị cầu, tỉnh Bắc ninh (Hà Bắc),
khi có sân hậu thì ở hai mé tả và hữu gian có hai cổng hậu ăn ra sân này.
Tường hậu không có cửa sổ.

cửa sổ tại các đình ít khi trổ vuông hoặc chữ nhật và có chấn song, thường

là cửa sổ tròn, hình mặt nguyệt hay liên hoàn hay mang hình hoa, lá, mây,
trái v.v...

MÁI ĐÌNH
Đình Việt nam thường làm rộng rãi, không có gác trông ở ngoài, vì lòng

đình rộng, tưởng như mái đình rất thấp, nhưng khi vào trong đình, nhìn mới
thấy cao.

Bốn đầu mái đình thường cong vút nhọn với những nét nhẹ nhàng thanh

thoát nhưng cũng lại rất cầu kỳ với sự chạm trổ hoa, lá, mây hoặc chữ.

Sở dĩ những mái đình cong vút ở nơi đầu góc vì theo tục cần tránh ảnh

hưởng xấu của những đường thẳng. Có khi những góc đình được xây như
một cành cây, hoặc cũng có khi chỉ như kiểu mái lều đóng cọc.

[11] Đặng Văn Nhâm - Khảo về Kiến trúc đình Việt Nam, Bách khoa số 24, tháng 1/1958.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.