NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 116

116

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

đèn hương, nhưng không ai ở ngay miếu, trừ tại một vài ngôi miếu to, có
chái đằng sau cho người ở, thì họa mới có người giữ miếu để trong nom đèn
hương.

Trong những ngày sóc vọng, dân làng gần miếu kéo nhau mang lễ vật tới

cúng bái.

Ban

Ban thường là một bàn thờ tại một ngôi miếu, một ngôi đền để thờ thêm

một vị bộ hạ của vị chính thần thờ tại ngôi đền hay ngôi miếu đó.

Nhiều khi người ta cũng xây một ban nhỏ tại một nơi như chân núi, đầu

làng để thờ một vị thần linh nào không được thờ tại đình đền miếu, vì không
phải là bộ hạ của một vị chính thần.

Thường các ban này rất nhỏ, chỉ có một bệ thờ và mái lợp sơ sài mấy viên

ngói, có khi không có cả mái nữa.

Miễu

Miễu là một ngôi miếu thờ những người bất đắc kỳ tử gặp giờ linh. những

người này trước khi được thờ phụng, theo tục truyền, thường hiện hồn có
những phép lạ chứng minh sự hiện diện với uy quyền của mình.

Được thờ phụng, những người này phù hộ cho dân chúng bình an và thịnh

vượng.

Từ trên đã được kể các nơi thờ tự công cộng do dân chúng thiết lập nên

để phụng thờ các vị thần linh. Sự phụng thờ này chính là sự thể hiện đạo thờ
thần tại Việt nam. Đạo này, xin nhắc lại không phải là đạo Lão, tuy với ảnh
hưởng sai lầm trong đám bình dân, đạo Lão cũng có sự thờ phụng các vị
thần như Thái Thượng Lão Quân, Tề Thiên Đại Thánh...

Sở dĩ có sự lầm lẫn này là khi cúng lễ các thần linh người ta thường lấy lễ

nghi của đạo Lão trong đạo thờ thần.

NHỮNG NGƯỜI PHỤC DỊCH THẦN LINH

Tuy trong việc thờ phụng thần linh không có trung gian hành lễ, nhưng

tại các đình, đền, miếu v.v... vẫn phải có người phục dịch thần linh, nhất là
trong những ngày hội hè đình đám.

Thủ Từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.