NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 120

120

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

SỰ THẦN

Trong việc thờ thần, cúng lễ là điều quan trọng, không có cúng lễ không

có sự phụng thờ.

Việc cúng lễ tại các đình đều thường thực hiện quanh năm dưới hình thức

thắp hương đèn mỗi buổi chiều tại các bàn thờ. có nơi, hương đèn liên tiếp
thắp suốt ngày đêm.

Ông cai đám chịu trách nhiệm việc hương đèn, nhưng người thực sự phụ

trách trầu nước cũng như dầu đèn và thắp hương là ông chủ từ.

Hương phải thắp tại khắp các bình hương trên các bàn thờ từ trong nội

điện ra ngoài đình trung. Mội điện là nơi cung cấm không ai được lui tới
ngoại trừ ông cai đám và ông thủ từ.

Ngoài việc hương đèn quanh năm, còn việc cúng lễ trong những ngày

nhất định.

Đó là những ngày lễ sóc vào mồng một đầu tháng, lễ vọng vào ngày rằm

mỗi tháng và những ngày tiết lạp bốn mùa:

Lễ khai hạ, ngày mùng bảy tháng giêng; ngày này còn là ngày lễ khai ấn,

ấn dấu của thần linh bắt đầu khai dụng trong dịp năm mới.

Lễ Thượng nguyên, ngày rằm tháng Giêng.
Xuân tế, ngày đinh đầu tháng Hai.
Lễ Kỳ An, vào dịp cuối xuân đầu hạ.
Tết Hàn Thực ngày mồng ba tháng Ba.
Tết Thanh Minh, 15 ngày sau ngày xuân phân.
Lễ Hạ Điền, vào dịp cấy lúa.
Tết Đoan ngọ, ngày mồng năm tháng năm. Tết Trung nguyên, ngày rằm

tháng Bảy.

Thu Tế, ngày đinh đầu tháng Tám.
Lễ Thượng Điền, vào dịp lúa đã cấy xong và đã bắt đầu trổ đòng đòng.
Tết Trung Thu, ngày rằm tháng Tám.
Lễ Thường Tân, còn gọi là lễ cơm mới, vào tháng chín.
Lễ Trùng cửu, ngày mồng chín tháng chín.
Lễ Trùng Thập, ngày mồng mười tháng Mười.
Lạp Tiết, ngày mồng hai tháng chạp.
Tết Táo Quân, ngày hai mươi ba tháng chạp.
Những ngày lễ tiết trên, tuy có cúng lễ, nhưng thường không có tế, trìu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.