NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 124

124

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

bày.

Tế dùng trong việc hiếu hỷ, sự thần là lễ Trời phật.
Về hiếu tế và hỷ tế xin xem các bài về tang lễ và hôn lễ.
Ở đây chỉ nói tới việc tế lễ thần thánh. Về Trời phật, xin xem các chương

sau.

Tế Kỳ phúc

Mỗi năm dân làng trong hai dịp xuân thu, cũng có làng trong tứ thời, có

một tuần đại tế gọi là tế kỳ phúc để cầu cho dân làng được bình an.

Tế kỳ phúc là một đại tế nên nghi thức rất là cẩn trọng và gồm có các lễ

sau:

Lễ cáo yết

Lễ cáo yết là lễ trình với đức Thành hoàng việc dân làng tổ chức tế kỳ

phúc.

Trong lễ cáo yết dân làng trình với thần linh những trâu bò sẽ dùng trong

việc tế lễ. Trâu bò được xem xét kỹ lưỡng, rồi một người cầm chén rượu đổ
vào đầu chúng. Việc đổ rượu vào đầu trâu bò gọi là tỉnh sinh. Tỉnh sinh rồi
mới được giết thịt.

Tả văn và rước văn

Một bậc đại khoa hoặc một tay văn tự trong làng, có chân trong ban tư

vấn, được dân làng cử để tả văn nghĩa là soạn bài văn tế thần. Người phụ
trách tả văn gọi là người diễn văn.

Bản văn tế soạn xong, dân làng phải đến rước văn tại nhà người điển văn.
Dân làng mang long đình, cờ quạt và cắt một viên chức đội mũ Tế, mặc

áo thụng xanh đi rước văn. Bàn văn đặt trên long đình rước về đình làng.

người điển văn cũng phải đội mũ tế, mặc áo thụng xanh đi theo sau long

đình.

Khi văn rước về tới cửa đình, ông chủ tế, thường là ông cai đám cũng có

khi là ông tiên chỉ phải ra nghênh tiếp, đem bản văn vào để trong nội hương
án, rồi sau đó mới tế.

Những vai dự tế

Tế phải có một người đứng mạnh bái tức là chủ tế, hai hoặc bốn người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.