NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 131

131

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

*

Tạ lễ cúc cung bái.

Tế chủ, bồi tế cùng lạy tạ bốn lạy.
Xướng:

*

Phần chúc.

Người đọc chúc xong văn tế đốt đi.
Xướng:

*

Lễ tất.

Tế đã xong.
Trong lúc tế, những lúc dâng rượu, đốt văn tế, nhạc sinh đều phải cử nhạc.
Tế xong dân làng theo thứ tự vào lễ thần. chiêng trống lại nổi lên, gọi là

chiêng trống lễ.

Đốt hương trong nghi lễ Tết

Trong việc tế lễ bao giờ cũng có đốt hương. Gốc tích sự đốt hương là do

Tây Vực truyền sang.

Hương đốt để cầu thần thánh giáng lâm.
Khi xưa tục Trung Hoa khi cúng tế chỉ dùng cỏ thơm hòa với mỡ đốt cho

thơm. Đến đời vua Hán Vũ Đế, sai tướng sang đánh nước Hồn Gia xứ Tây
Vực. Vua nước Hồn Gia đầu hàng, dâng một thần tượng bằng vàng.

Người nước Hồn Gia cúng tế thần tượng này chỉ dùng hương đốt lên lễ

bái, người Tàu bắt chước và do đó có tục đốt hương.

Tục đốt hương truyền sang nước ta, có lẽ tự đời Tam quốc, khi người ngô

là Trương Tân làm thứ sử Giao châu. Trương Tân thường đốt hương để đọc
đạo thư.

Đốt hương thường đốt số lẻ: 1, 3, 5 nén vì lẻ thuộc âm.

Tục hiến vật

Ngoài Bắc trong việc tế tự chỉ hiến rượu và các sinh vật thì để toàn sinh

nghĩa là nguyên con mới là thành kính, chứ không hiến các món đồ ăn nấu
sẵn.

Trong nam trái lại, khi tế lễ có hiến cả các món ăn nấu sẵn.
Tục dâng rượu ở ngoài Bắc và trong nam cũng khác nhau.
Khi dâng rượu ở ngoài Bắc từ chủ tế đến người chấp sự đều đi khoan thai

để dâng.

Ở trong nam khi hiến rượu và hiến đồ ăn, có hai người phường tuồng bận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.