NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 140

140

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

Xã nào thờ vị thần lớn

hơn, hoặc dân xã đông hơn
nếu cùng thờ một vị thần là
xã đàn anh. các xã giao
hiếu, có nơi cũng cử sẵn
một số chân kiệu để thay
vai cho các chân kiệu xã
chủ.

Sau xã đàn anh, lần lượt

tới xã khác, xã nào kiệu nấy.
nghi trượng trong đám
rước, đại để các xã đều
giống nhau. Trước hết là hai
lá cờ tiết, mao.

Kế đến năm lá cờ đuôi

nheo gọi là cờ ngũ hành.
cũng có khi là những lá cờ
vuông. cờ may bằng vóc
hoặc dạ, mỗi cờ một màu:
xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.

có xã chỉ dùng bốn lá cờ,

gọi là cờ tứ phương và có
bốn màu: xanh, đỏ, trắng và
đen.

Sau đó là bốn lá cờ tứ linh thêu mỗi lá một linh vật là Long, Ly, Quy,

phượng.

Có khi thay vì bốn lá cờ tứ linh là tám lá cờ bát quái mỗi lá cờ thêu một

chữ trong tám quẻ: Kiền, Khảm, cấn, chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. có khi trên lá
cờ không thêu chữ mà thêu hẳn một quẻ trong bát quái.

Những chân cờ đều đội nón dấu, thứ nón của quân lính ngày xưa, họ thắt

lưng ngang người như trên đã nói, gọi là thắt lưng bó que. cũng có xã, những
người này mặc áo nậu áo nẹp, thứ áo dùng riêng để đi rước. Mỗi người đều
đeo một chiếc cối con ở trước ngực để đỡ đốc cờ cho nhẹ.

Loạt cờ xong thì đến trống cái do hai người khiêng. Trống cái do thủ hiệu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.