NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 142

142

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

Kế đến phường bát âm với đàn sáo, nhị, kèn, cảnh... gồm tám nhạc cụ phát

ra tám thanh âm cấu tạo nên bởi tám vật liệu khác nhau theo âm nhạc cổ
điển: bào, thổ, cách, mộc, thạch, kim, ti, trúc.

Bào: trái bí thuộc loại bầu leo.
Thổ: đất sét nung chín.
cách: da thuộc căng thẳng.
Mộc: gỗ.
Thạch: đá.
Kim: loại kim khí.
Ti: loại tơ kén.
Trúc: một loại tre.
các nhạc khí dùng để diễn tả thanh âm thường là: não bài, bát, sinh tiến,

kèn, trống nhỏ, nhị và sáo hoặc tiêu. các nhạc khí được thay đổi cốt sao cho
hợp với thanh âm.

Một bản nhạc họa nên bởi tám nhạc khí do các vật liệu trên chế tạo ra,

gọi là bát âm nhã nhạc.

phường bát âm thường cử mấy điệu lưu thủy, ngũ đối trong lúc đi rước.
Sau phường bát âm là long đình. Long đình là kiệu có mái.
Trên long đình có bày đồ hương án ngũ quả. có đỉnh trầm hoặc bình

hương nhỏ.

Long đình có bốn chân kiệu khiêng, và lại có sẵn bốn chân kiệu khác đi

kèm đề phòng thay thế. Trước mặt long đình có hai người cầm trống khẩu
hoặc cầm cảnh đi giống hiệu. cai và các chân kiệu thường đeo một tràng
hoa, hoa bưởi hoặc nạnh hương để hương thơm xông lên.

Chung quanh long đình có tàn quạt, có lọng che rất tôn nghiêm.
Một đám rước, có thể có ba bốn long đình, mỗi xã một long đình.
cứ mỗi đoạn có long đình lại có một đoạn nghi trượng như trên.
Sau long đình cuối cùng, lại có các nghi trượng rồi đến long kiệu. Long

kiệu không có mái như long đình, nhưng có tàn che. Long kiệu do tám chân
kiệu khiêng và tám chân kiệu khác đi kèm để phòng sự thay đổi.

Trong năm bảy xã rước chung, chỉ xã đàn anh mới được cử chân kiệu để

khiêng long kiệu.

Xã nào thờ nhiều thần, mỗi vị thần đều có long kiệu riêng như xã nhật Tân

gần Hà nội, mỗi lần rước tới bảy kiệu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.