NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 148

148

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

nước ta ba thứ trên. Sau có một vị quan đi sứ mang được những thứ này về
bằng cách dấu trong chỗ hiểm những hạt ngô và hạt kê, còn dây khoai lang
thì vị quan này quấn quanh mình làm thắt lưng.

Không bao giờ làm thịt chó làm đồ lễ, và khi nào lễ người ta cũng phải

kiêng ăn thịt chó và ăn tỏi, chó ăn dơ, thịt không tinh khiết, còn mùi tỏi quá
hăng sẽ cũng thiếu tinh khiết.

Riêng về việc cúng lễ đức Thánh Quan, người ta không dùng gà trống để

dâng lễ. Tục này do đức Thánh Quan đối với gà trống có hàm ơn. Trong một
trận giao chiến, ngài đã nhờ được tiếng gà gáy báo thức mà thoát khỏi tay
kẻ địch. Bởi vậy để nhớ ơn gà trống ngài không dùng thịt chúng.

Tóm lại đồ lễ dùng trong việc sự thần phải tinh khiết và do sự thành tâm

của người dâng lễ. Và khi cúng lễ, người ta cũng cần biết đến những điều
kiêng kỵ đối với từng vị thần để khỏi mang tội bất kính.

Việc thờ phụng các vị thần khác ngoài Phúc thần

Từ trên chỉ nói riêng tới việc thờ cúng các Thành hoàng mà chưa nói tới

việc cúng lễ đối với các thần linh khác.

Qua các nơi thờ tự công cộng đã được trình bày, ta thấy các thần linh đều

được dân chúng lập đình đền miếu ban... để thờ phụng. Việc thờ phụng chư
thần đều thực hiện qua sự cúng tế lễ bái, tuy nhiên, đối với chư thần, ngoài
phúc thần ra, thường dân chúng chỉ có cúng tế, chứ ít khi có cử hành cuộc
tế, trừ những trường hợp đặc biệt lắm, như khi miếu mới khánh thành, hoặc
khi có điều gì báo cho dân làng biết cần phải tổ chức tế lễ theo lễ nghi đối
với vị thần nào.

Có nhiều vị thần vẫn được dân chúng tôn thờ, nhưng không có nơi thờ tự

ở tất cả mọi địa phương, thí dụ như nam Tào và Bắc Đẩu là hai vị thần, theo
sự tin tưởng chủ về sinh tử. Không phải ở xã nào cũng có đền hoặc miếu thờ
hai vị thần này, nhưng khi có việc lễ bái cần phải cúng tới các vị thần này,
mọi người đều thiết lập nên một bàn thờ lâm thời, cúng xong lại bỏ đi.

Lại cũng có những vị thần, ở một nơi nào đó được dân chúng coi là rất

linh thiêng, nhưng cũng không ai lập bàn thờ. Thí dụ như tại một khúc sông
có một hòn đá lớn, dân chúng, giới sống trên sông nước, mỗi khi đi qua khúc
sông này thì thắp hương đốt vàng để cầu khẩn được bình yên. có khi một
cửa bể thường có nhiều sóng gió nguy hiểm, như cửa Tuần Vường, Thanh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.