NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 15

15

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM

Theo Đào Văn Tập trong “Tự Điển Việt nam phổ Thông”, tín ngưỡng là

lòng tin tưởng và ngưỡng mộ một tôn giáo hay một chủ nghĩa.

Ở đây, chỉ xin nói về tôn giáo, nhất là về sự sùng tín của dân Việt nam đối

với các đạo cũng như đối với các sức mạnh vô hình đã chi phối phần thiêng
liêng của con người.

Nói đến sùng tín tức là nói đến thờ phụng, nói đến việc thi hành những

nghi thức đặt ra bởi một tôn giáo, nghi thức khác nhau tùy theo tôn giáo và
trong một tôn giáo có khi cũng khác nhau tùy theo các vị thần linh được tôn
thờ.

Người Việt nam theo nhiều tôn giáo, và đối với tôn giáo nào cũng có sự

ngưỡng mộ và tin tưởng, một khi đã tin theo. ngoài các tôn giáo, dân ta còn
thờ kính tổ tiên, thờ kính các vị anh hùng của dân tộc, và thờ kính bất cứ một
người nào đã thi ân cho tổ tiên chúng ta; sự thờ kính này có thể thực hiện
trên toàn quốc như đối với Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Vương, Quan Thánh Đế
Quân v.v... hoặc chỉ thu hẹp ở một vài địa phương và có khi chỉ ở một thôn
một xã đối với các vị thần riêng của một hoặc nhiều địa phương.

Khảo về tín ngưỡng Việt nam, chúng ta cần phải đi ngược dòng lịch sử trở

lại từ Thượng cổ thời đại, nghĩa là từ lúc họ Hồng Bàng mới lập quốc với vua
Kinh Dương Vương.

Cũng như bất cứ dân tộc nào trên thế giới, từ Đông sang Tây, từ nam lên

Bắc, qua các châu Âu, Á, Mỹ, Úc, phi, lúc sơ khởi người Việt nam tôn thờ và
tin tưởng tất cả những sức mạnh hữu hình hay vô hình mà ta cho rằng có
thể giúp đỡ hoặc làm hại đến ta được: Trời, Đất, Sấm, Sét, Gió, Mưa, nước,
Lửa, Núi, Sông, Trăng, Sao v.v...

Dần dần với sự suy nghĩ và hiểu biết lại thêm chịu ảnh hưởng của người

Trung Hoa, cho đến trước thời kỳ tiếp xúc với người Tây phương, trong sự
tín ngưỡng của ta chỉ còn thờ Trời, phật, Thần, Thánh và tổ tiên.

Lẽ tất nhiên trong sự tin tưởng còn nhiều điều mê tín dị đoan, nhưng thử

hỏi trên thế giới này, đã có dân tộc nào dám tự hào có một tôn giáo không
có những điều mê tín dị đoan chẳng nhiều thì ít.

Sau cuộc tiếp xúc với người phương Tây từ thế kỷ thứ XVI, người Việt nam

lại có một số theo đạo Thiên chúa, và gần đây còn có nhiều người theo các
đạo khác, đạo Tin Lành, đạo cao Đài, đạo Bah’ai v.v...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.