NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 17

17

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

nhưng đã phổ cập rất mau chóng đến mọi từng lớp xã hội và được đồng thời
cùng sùng tín với các tôn giáo khác, nhưng cũng có những tôn giáo khi lan
truyền vào nước ta đã gặp khó khăn một phần vì sự ngăn cản của chính
quyền, một phần vì sự dè dặt của quần chúng. Lại có những tôn giáo, khi tới
Việt nam đã bị từ khước hẳn, vì các giáo điều đi ngược lại nếp sống thuần
túy của dân ta.

Trong các tôn giáo đã vấp phải khó khăn, ta phải kể Thiên chúa giáo đã

được truyền vào Việt nam từ đời vua Lê Trang Tôn, nhưng không được phổ
biến mấy, và tới thế kỷ trước đã trải qua những giai đoạn thật là gay gắt. Giáo
lý của đạo này xây dựng trên căn bản bác ái, coi mọi người như anh em, rất
hợp với đạo đức Việt nam nhưng sự truyền giáo đã bị chính quyền hồi đó
ngăn cản và do đó gây sự nghi ngờ trong người dân.

Ta đừng chê chính quyền là hẹp lượng khi không chấp nhận cho một tôn

giáo mới được hành đạo tại đất nước mình. Riêng đối với Thiên chúa giáo,
khi vua quan Việt nam ngăn cản sự truyền giáo chính là vì lý do chính trị.

Giáo sư nghiêm Thẩm trong cuốn “Sơ phác về những điều kiêng kỵ Việt

nam

[1]

” đã viết:

“Những tu sĩ thừa sai không tự giới hạn trong việc truyền giáo, các vị còn

dẫn theo những con buôn biển lận, họ, ngoài mục đích chinh phục kinh tế, còn
có mục đích thôn tính đất đai.

“Chính giới cũ cảm thấy mối nguy mang lại bởi tư tưởng và con người

phương Tây, tìm cách ngăn cản sự du nhập vào trong nước của người Âu, dù
là nhà truyền giáo hay con buôn, và bó buộc giáo dân việt Nam phải từ bỏ
đạo mới. Chính quyền đã thường áp dụng những biện pháp bạo tàn...

“Giáo dân, thấy bị đe dọa và mang trong lòng hy vọng thầm kín được sùng

tín đạo mới của mình, dưới một chính thể mới, đã không nhiều thì ít, công
nhiên cộng tác với ngoại xâm”.

Nhiều tác giả pháp, trong đó có ông G. conlet cũng đồng quan điểm trên,

cho rằng chính vấn đề chính trị đã làm khó khăn cho sự truyền đạo của Thiên
chúa giáo ở Việt nam. Ông đã viết trong tập “cultes et Religions de
l’Indochine an- namite” (Sự thờ phụng và các Tôn giáo Việt nam).

“Nếu những nhà truyền giáo thiên Chúa giáo, nếu những giáo dân bản xứ

[1] Esquisse d’une Etude sur les interdits chez les Vietnamiens, “Bộ văn hóa giáo dục” xuất bản tại Sài Gòn,

1965.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.