NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 18

18

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

đôi khi giúp đỡ rất nhiều cho những đoàn quân xâm lược, lẽ đương nhiên họ
bị nghi ngờ bởi quan chức nhà vua và quân đội việt nam”.

Đến đây, có người sẽ hỏi tại sao, khi các tôn giáo khác du nhập vào Việt

nam lại không bị chính quyền ngăn cản và không gặp sự dè dặt của dân
chúng. Đọc lại lịch sử, ta nhận thấy các đạo nho, Lão, Thích do người Trung
Hoa truyền sang khi họ cai trị nước ta; họ là chính quyền, họ đã chấp nhận,
còn dân chúng nào có sự dè dặt được. Nói khác đi ba tôn giáo kia đã du
nhập vào Việt nam sau khi Việt nam bị Trung Hoa thôn tính, sự kiện trái hẳn
với đạo Thiên chúa.

Ngoài các tôn giáo được dân ta sùng kính tới nay, khi nói tới tín ngưỡng

ta không thể bỏ qua được sự tôn thờ và tín ngưỡng những sức mạnh hữu
hình hay vô hình khác.

Như đã nói, dân Việt nam tôn trọng nền luân lý dựa trên căn bản đạo đức

là nhân, Lễ, nghĩa, Trí, Tín.

Ở đây phải nói đến chữ lễ. Biết giữ lễ nghĩa là biết đối xử với người như

người đối xử với mình, tùy theo địa vị của người và địa vị của mình. Chịu ơn
người, phải biết nhớ ơn, được người giúp đỡ phải biết báo đền lại.

Dân ta tôn thờ và tin tưởng những sức mạnh vô hình chính là vì ân, nghĩa

là vì lễ vậy. người ngoại quốc cho là mê tín, nhưng ở người Việt nam thì đây
chỉ là giữ lễ.

Ta thờ kính Thần Mưa, vì mưa làm cây cối xanh tốt, mùa màng tốt đẹp,

được ăn quả, được hưởng lúa gạo, ta nhớ ơn Thần Mưa; ta thờ kính Thần
Sấm Sét vì Sấm Sét giết kẻ bạo tàn, diệt trừ tà quái...

Đừng đem khoa học ra mà giải thích; trên lãnh vực tín ngưỡng, có nhiều

lý lẽ riêng và khoa học không giảng giải nổi dù với sự chứng minh hiển nhiên.

Tín ngưỡng là tín ngưỡng, khoa học là khoa học. Nói đến tín ngưỡng là

bao hàm ý nghĩa ngưỡng mộ và tin tưởng một cách say mê.

Người ngoại quốc thường nói như chế giễu là dân ta nhiều thần quá, và

chính nhiều người Việt nam trong một vài cuốn sách cũng có sự chế giễu
này.

Ông phan phát Huôn trong Việt nam giáo sử khi đề cập đến thần đạo

cũng viết: “Người việt Nam thờ cúng đủ loại thần. Các vị thần ấy có thể xưa
kia là người có hồn có xác, những vị thần ấy cũng có thể là một con vật hoặc
một tảng đá!”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.